Hướng dẫn giải
Yêu cầu số 1: Vì sao những vùng khí áp thấp lại có lượng mưa lớn?
- Do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.
Yêu cầu số 2: Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?
- Do các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.
Yêu cầu số 3: Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?
- Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.
- Frông thường gây mưa vì dọc các Frông nóng và Frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
Yêu cầu số 4: Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.
- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. - Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn Frông nóng.
Yêu cầu số 5: Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?
- Mưa frông hay mưa dải hội tụ là miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.
Yêu cầu số 6: Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm.
- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, hơi nước được đẩy lên cao, ngưng kết tạo thành mây và gây ra mưa, càng vào sâu trong lục địa, hơi nước càng bốc hơi nhiều nên mưa càng ít.
Yêu cầu số 7: Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?
- Dòng biển nóng gây mưa nhiều vì không khí nơi dòng biển nóng chảy qua bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.
Yêu cầu số 8: Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?
- Những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít vì không khí bị lạnh, co lại, hơi nước không thể bốc hơi lên được nên không thể hình thành mây và gây mưa.
Yêu cầu số 9: So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.
- Sườn núi đón gió thường mưa nhiều
- Sườn núi khuất gió thường mưa ít.
Yêu cầu số 10: Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?
- Ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa vì đến một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK