Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Việ

Câu hỏi :

Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, ngoại trừ việc


A. cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.



B. đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật để bắt kịp sự phát triển của thế giới.



C. đề ra đường lối lãnh đạo linh hoạt, phù hợp với thực tế nhưng không xa rời học thuyết Mác - Lênin.



D. tuân thủ quy luật phát triển khách quan; xây dựng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.


* Đáp án

D

* Hướng dẫn giải

Đáp án D

Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

+ Cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật để bắt kịp sự phát triển của thế giới.

+ Đề ra đường lối lãnh đạo linh hoạt, phù hợp với thực tế nhưng không xa rời học thuyết Mác - Lênin.

- Nội dung đáp án D không phải là bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, vì: trước khi tiến hành công cuộc cải tổ/ cải cách, đổi mới, các nước Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc và cả Việt Nam đều thực hiện cơ chế quản lí kinh tế theo hướng tập trung quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, sự tồn tại của cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này bộc lộ những khiếm khuyết sẽ làm cho kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK