Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
D. Hạn chế việc đầu tư, kinh doanh của tư nhân nước ngoài tại Việt Nam.
C
♦ Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là: xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
- Trên cơ sở nghiên cữu kĩ tình hình, Lênin đã thấy rõ: ở Nga, vẫn còn nhiều mảnh ghệp, nhiều thành phần kinh tế của xã hội cũ tồn tại đan xen với những yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Người khái quát kết cấu kinh tế của nước Nga lúc bấy giờ - gồm 5 thành phần: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng (nghĩa là một phần lớn mang tính chất tự nhiên, tự cấp - tự túc); sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa sô nông dân bán lúa mì); chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.
Trong Chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ rõ: phải sử dụng cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực hiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước) mới có thể huy động được sức mạnh của toàn xã hội cho việc phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
- Từ NEP, nền kinh tế Liên Xô đã dần vận hành theo đúng quy luật khách quan và đã có những bước phát triển quan trọng. Nga Xô viết (từ tháng 12/1922 là Liên Xô) từ một “nước Nga đói” trở thành nước có nền nông nghiệp dồi dào, dần đi ra khỏi khủng hoảng. Những kết quả cụ thể đã lấy lại và củng cố lòng tin của nhân dân vào những lý tưởng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.
- Từ góc nhìn so sánh, bối cảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX cũng có nhiều nét tương đồng với bối cảnh Liên Xô những năm 20 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh đó, nhiều nội dung củaNEP đã được kế thừa thành công ở đường lối Đổi mới của Việt Nam (từ năm 1986 đến nay). Và cũng giống như NEP, điểm xuất phát của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trước hết là đổi mới tư duy trong lĩnh vực kinh tế: từng bước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ bằng những cơ chế quản lý và thiết chế kinh tế mới phù hợp quy luật của kinh tế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước,...
♦ Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp vì:
- Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết được tiến hành trên tất cả các ngành kinh tế: từ nông nghiệp, công nghiệp, cho tới thương nghiệp - tài chính.
- Khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, chính phủ Nga Xô viết đã khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh ở Nga.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK