Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm khi để chiến tranh nổ ra.
B. Mĩ giữ vai trò quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.
D
Phân tích tính đúng - sai của các đáp án:
* Đáp án A: “Anh, Pháp, Mĩphải chịu một phần trách nhiệm khỉ để chiến tranh nổ ra ” - đây là đáp án phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Vécxai - Oasinhtơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không những không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, ngược lại còn dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô để làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” - thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.
- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
* Đáp án B: “Mĩgiữ vai trò quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ” - đây là đáp án phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vai trò của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện qua một sổ điểm sau đây:
- Ở chiến trường châu Âu, Mĩ đã phối họp với quân Anh mở mặt trận mới tấn công phát xít Đức từ phía Tây, lần lượt giải phóng các nước Tây Âu.
- Ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, liên quân Mĩ - Anh đẩy mạnh phản công quân Nhật. Với chiến thuật “nhảy cóc”, quân Đồng minh đã chiếm lại nhiều vị trí quan trọng trên biển và trên đất liền. Anh vào Miến Điện, Mĩ vào Philíppin. Con đường biển đi xuống các thuộc địa phía Nam của Nhật Bản đã bị Đồng minh phong tỏa.
+ Trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki. Hành động này đã giáng một đòn nặng nề vào phát xít Nhật, góp phần buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 15/8/1945. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Dù tham chiến muộn, nhưng những hoạt động của Mĩ đã đem lại lợi ích không nhỏ cho phe Đồng minh như giúp Liên Xô thoát khỏi gọng kìm từ Nhật Bản và Đức; tiếp tế hàng hóa quân sự cho các nước Đồng minh, góp phần buộc phát xít Đức và Nhật phải nhanh chóng đầu hàng. Tuy nhiên, hành động ném bom nguyên tử của Mĩ xuống hai thành phố của Nhật Bản (trong bối cảnh Nhật Bản thất bại gần kề) đã khiến hàng triệu dân thường vô tội thiệt mạng.
* Đáp án C: “Là cuộc chỉến tranh lớn nhẩt, khốc liệt nhẩt trong lịch sử nhân loại ” đây là nhận xét phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã khiến: hơn 60 triệu người chết, gần 90 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
* Đáp án D: “Chiến tranh kết thủc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh ” - nhận xét này không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Vrục phát xít.
* Kết luận: đáp án D không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK