Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch

Câu hỏi :

Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều


A. đánh vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù.



B. tìm cách phân tán lực lượng của kẻ thù.



C. đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ thù sơ hở.



D. thực hiện chủ trương đánh nhanh thắng nhanh.


* Đáp án

C

* Hướng dẫn giải

Đáp án C

Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều: đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ thù sơ hở:

+ Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định phương hướng tiến công là: tập trung lực lượng lớn bộ đội chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về mặt chiến lược mà địch tương đối yếu.

+ Trong chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn - thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Khu 5 thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh. Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ Quân khu 1 và Quân khu 3. Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 !!

Số câu hỏi: 959

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK