Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?

Câu hỏi :

Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Ở đoạn cuối phần 2, tác giả đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” theo cách:

- Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét - Edmond Jabès, Gít-đơ - Gide, Pét-xoa - Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình.

- Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ. Rõ ràng, “nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK