Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

Câu hỏi :

Tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến:

- Gió Mậu dịch thổi từ chí tuyến về phía Xích đạo, gió di chuyển tới vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. Nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước, nên nhiệt độ càng tăng, hơi nước càng tiến xa độ bão hoà và không khí càng trở nên khô.

- Gió Tây ôn đới thổi từ chí tuyến về vùng ôn đới - vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hoà, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK