Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

Câu hỏi :

Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Xác định các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là:

- Biện pháp liên kết bằng phép lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước.

- Biện pháp liên kết thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước - đó; yêu nước - ấy, nó

- Biện pháp liên kết bằng phép nối: các từ ngữ nối như từ…đến; tuy…nhưng; những;

b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản:

- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Tiinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Thực hành tiếng Việt có đáp án !!

Số câu hỏi: 75

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK