Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê
- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần
+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương
+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ
+ Đinh Tiên Hoàng củ các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt
+ chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.
- Thời Tiền Lê
+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương
+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng
+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ
+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp
+ Đơn vị cơ sở là xã
+ Quân đội gồn 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ
- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau
- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK