Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam

Câu hỏi :

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

a. Điểm giống nhau:
- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi.
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này.
b. Điểm khác nhau:
- Kẻ thù trực tiếp:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: thực dân Pháp, phong kiến tay sai, tư sản phản cách mạng
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: lực lượng phản động thuộc địa và tay sai
- Nhiệm vụ trực tiếp:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc; Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương pháp và hình thức đấu tranh:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Đấu tranh bí mật, bất hợp: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền,...
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,...
- Lực lượng tham gia:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân; xây dựng khối liên minh công nông.
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: đông đảo quần chúng nhân dân có mâu thuẫn với bọn phản động thuộc địa và tay sai; thành lập được mặt trận thống nhất (Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936). Đến năm 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
- Quy mô:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: diễn ra trên cả nước, tập trung chủ yếu ở nông thôn, khu công nghiệp của Pháp (ví dụ: khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy…)
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: diễn ra trên cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn…

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK