Rót khoảng 2 ml nước oxi già (dung dịch H2O2 3%)

Câu hỏi :

Rót khoảng 2 ml nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Tiếp theo thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

- Rót khoảng 2 ml nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm.

Hiện tượng: Xuất hiện lăn tăn bọt khí.

Nhận xét: Dung dịch H2O2 3% ở điều kiện bình thường phân hủy rất chậm tạo bọt khí O2 thoát ra. Theo phương trình:

2H2O2(aq) → O2(g) + 2H2O(l)

- Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm.

Hiện tượng: Bọt khí thoát ra mãnh liệt, khi kết thúc thí nghiệm màu đen của MnO2 ban đầu vẫn giữ nguyên.

Nhận xét: Phản ứng xảy ra nhanh hơn do thêm xúc tác MnO2, sau phản ứng MnO2 không bị biến đổi.

2H2O2(aq) MnO2 O2(g) + 2H2O(l)

Kết luận: Chất xúc tác MnO2 làm tăng tốc độ phân hủy H2O2.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bài tập Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án !!

Số câu hỏi: 27

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK