Chuẩn bị
- Giấy, bút, thước kẻ;
- Danh sách học sinh các khối trong trường;
- Máy tính, máy in, mạng internet (nếu có điều kiện).
Các bước thực hiện
Bước 1. Thu thập dữ liệu:
- Phương án 1. Sử dụng phiếu hỏi:
Điều kiện thực hiện: có máy tính, máy in.
Thiết kế phiếu hỏi như sau:
- Phương án 2. Khảo sát qua mạng internet
Điều kiện thực hiện: Có máy tính kết nối Internet
Các bước làm cụ thể như sau:
Hướng dẫn sử dụng Google form:
Bước 1. Nếu chưa có tài khoản thì cần lập một tài khoản Google.
Bước 2. Vào trang forms.google.com.
Bước 3. Nhập tên tài khoản và mật khẩu.
Bước 4. Trong Main manu chọn Forms. Chọn biểu tượng Blank/Trống để tạo một form mới.
Bước 5. Hoàn thành các gợi ý của Google Forms.
Bước 6. Bấm vào biểu tượng Preview để xem trước và điều chỉnh form cần thiết.
Bước 7. Chọn Send/Gửi hoặc sao chép đường dẫn để gửi khảo sát qua thư điện tử. Em cũng có thể chia sẻ form qua facebook, zalo, …
Bước 8. Xem kết quả trong phần responses.
- Phương án 3. Phỏng vấn trực tiếp
Em thực hiện phỏng vấn trực tiếp và liệt kê kết quả vào bảng sau:
Bước 2. Lập bảng thống kê
- Tổng kết số liệu theo mẫu sau:
- Lập các bảng số liệu sau:
1. Bảng thống kê số lượng học sinh lựa chọn các hoạt động thể thao
2. Bảng thống kê số lượng học sinh nam và học sinh nữ lựa chọn các hoạt động thể thao hè.
3. Bảng thống kê số lượng học sinh đầu cấp (khối 6, 7) và cuối cấp (khối 8, 9) lựa chọn các hoạt động thể thao hè:
Bước 3. Vẽ biểu đồ cột, cột kép
Vẽ biểu đồ cột, cột kép biểu diễn các bảng thống kê. Có hai phương án:
Phương án 1. Vẽ biểu đồ trên giấy.
Phương án 2. Vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel (theo hướng dẫn trong SGK/ trang 103 – 104).
Bước 4. Phân tích dữ liệu
Dựa vào biểu đồ vẽ được hãy trả lời các câu hỏi được đặt ra từ đầu.
Em hãy đưa ra khuyến nghị cho nhà trường (địa phương) trong việc tổ chức các hoạt động hè cho học sinh trong trường vào kỉ nghỉ hè mới.
Ta xét ví dụ với trường THCS Nguyễn du có 1 730 học sinh trong đó có 1 200 học sinh tham gia cuộc khảo sát
Thông qua việc thu thập số liệu, ta có các bảng tổng kết sau đây:
1. Bảng thống kê số lượng học sinh lựa chọn các hoạt động thể thao
Hoạt động | Số lượng |
Bóng đá | 670 |
Đá cầu | 150 |
Cầu lông | 78 |
Điền kinh | 55 |
Bóng rổ | 60 |
Bóng chuyền | 90 |
Thể dục nhịp điệu | 30 |
Các môn thể thao khác | 67 |
2. Bảng thống kê số lượng học sinh nam và học sinh nữ lựa chọn các hoạt động thể thao hè.
Hoạt động | Nam | Nữ |
Bóng đá | 580 | 90 |
Đá cầu | 90 | 60 |
Cầu lông | 48 | 30 |
Điền kinh | 32 | 23 |
Bóng rổ | 45 | 15 |
Bóng chuyền | 40 | 50 |
Thể dục nhịp điệu | 0 | 30 |
Các môn thể thao khác | 37 | 30 |
3. Bảng thống kê số lượng học sinh đầu cấp (khối 6, 7) và cuối cấp (khối 8, 9) lựa chọn các hoạt động thể thao hè:
Hoạt động | Học sinh khối 6, 7 | Học sinh khối 8, 9 |
Bóng đá | 280 | 390 |
Đá cầu | 85 | 65 |
Cầu lông | 28 | 50 |
Điền kinh | 25 | 30 |
Bóng rổ | 22 | 38 |
Bóng chuyền | 20 | 70 |
Thể dục nhịp điệu | 17 | 13 |
Các môn thể thao khác | 25 | 42 |
Bước 3. Vẽ biểu đồ cột, cột kép
1. Biểu đồ số lượng học sinh lựa chọn các hoạt động thể thao
2. Biểu đồ số lượng học sinh nam và học sinh nữ lựa chọn các hoạt động thể thao hè.
3. Biểu đồ số lượng học sinh đầu cấp (khối 6, 7) và cuối cấp (khối 8, 9) lựa chọn các hoạt động thể thao hè:
Bước 4. Phân tích dữ liệu
- Hoạt động thể thao trong hè nào mà học sinh muốn lựa chọn nhiều nhất là bóng đá.
- Những hoạt động thể thao nào được các bạn học sinh nam yêu thích là bóng đá, đá cầu, cầu lông.
- Những hoạt động thể thao được các bạn học sinh nữ yêu thích là bóng đá, đá cầu, bóng chuyền.
- Có sự khác nhau trong sự lựa chọn hoạt động thể thao hè của học sinh đầu cấp (khối lớp 6, 7) có với lựa chọn của học sinh cuối cấp (lớp 8, 9) như:
Học sinh khối 6, 7 sẽ lựa chọn nhiều hoạt động thể thao như bóng đá, đá cầu, cầu lông.
Học sinh khối 8,9 sẽ lựa chọn nhiều hoạt động thể thao như bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng chuyền.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK