mình lm luôn dàn bài nha mình từng lm rồi
Mở bài:
Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo lí truyền thống đẹp của nhân dân ta.
- Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.
=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.
+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.
=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.
Luận điểm 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
* Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
- Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
- Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
* Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
* Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
- Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
- Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
Luận điểm 3: Rút ra kinh nghiệm, bài học
- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.
+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...
+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.
+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.
Kết bài:
- Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
- Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.
- Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
UỐNG NC NHỚ NGUỒN
Mở bài:
- Ông cha ta thường nhắc nhở con cháu phải có tình cảm trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ mình qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây và trồng”. Tương tự ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
- Đó là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
- Nghĩa đen:
+ “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hoặc đấu tranh của thế hệ trước.
+ “Nguồn”: Nơi xuất phát dòng nước. Nghĩa rộng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
- Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
=> Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.
Luận điểm 2: Tại sao “Uống nước“ phải “nhớ nguồn”?
- Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc.
- Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Dẫn chứng:
“Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
Cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta, mỗi khi “bưng bát cơm đầy” phải nhớ đến, phải trân trọng, biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, những người đã chịu “đắng cay muôn phần”. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình trong độc lập thống nhất hôm nay, chúng ta phải biết ơn các anh hùng, chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường chiến đấu và hi sinh oanh liệt vì nền độc lập của dân tộc.
- Vì thành quả vật chất và tinh thần ta hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả phải đổi bằng xương máu.
Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất do người lao động tạo ra, đất nước giàu đẹp do tổ tiên xây dựng, bảo vệ, con cái do cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Vì thế “nhớ nguồn” – tấm lòng biết ơn, biết trân trọng và sự đáp đền xứng đáng là bổn phận tất yếu, là đạo lí.
- Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc, giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, tầm thường.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ còn được đúc kết quả những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta có thể thấy hai câu tục ngữ này đều cùng nội dung với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là lòng nhớ ơn, biết ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm:
“Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn”
-> Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy
Luận điểm 3: Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hoá rạng rỡ của dân tộc, bằng khả năng của mình hãy bảo vệ, phát huy những truyền thống quý báu ấy, tích cực lao động và học tập, góp phần xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Trích Không có gì quý hơn độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17 – 7 – 1966); sẵn sàng cùng toàn dân thực hiện lời dạy của Bác:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa dân tộc. Thái độ tự ti dân tộc đều là biểu hiện của sự vong ân, vong ngoại, quên cội nguồn.
- Sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí (có thể dẫn chứng minh hoạ).
- “Nhớ nguồn” không loại trừ sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nước ngoài để làm truyền thống ngày càng thêm phong phú, rạng rỡ.
- Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc : Thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên ơn quá khứ …
- Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với người làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Chúng ta cần phải làm cho đạo lí tốt đẹp ấy ngày một phát triển bền vững .
Luận điểm 4: Liên hệ bản thân:
- Biết ơn thế hệ đi trước, em luôn học tập, rèn luyện để trở thành con người có ích.
- Biết ơn ông bà, cha mẹ, công ơn dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
- Biết ơn thế hệ đi trước qua những việc làm cụ thể: tham gia các phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”, “Mình vì mọi người”. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Kết bài
- Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay.
- Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thế hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo đức tốt đẹp này.
1. TÌM HIỂU ĐỀ
- Yêu cầu về thể loại : văn chứng minh
_ Yêu cầu về nội dung : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.
_ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng : từ thực tế và trong sách vở....
2 . Tim ý
_ Thế nào là uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
_ Nêu một số tấm gương tiêu biểu
_ Bài học cho bản thân minh từ vấn đề đcgợi ra
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK