Nghị luận chứng minh:
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó
Nghị luận giải thích:
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có
Bài Làm :
• Đoạn văn nghị luận chứng minh
Một người sở hữu một lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam ta. Bác Hồ giản dị từ lối sống, cách ăn mặc, đối xử với người khác hay công việc, cái nhà của Bác. Mặc dù là một Chủ tịch nước nhưng bữa cơm của Bác vô cùng đơn sơ, không có sơn hào hải vị gì cả mà chỉ có những món ăn bình thường, dân dã, đậm sắc thái truyền thống Việt Nam. Đến bộ quần áo Bác mặc cũng vậy, hết sức giản dị, bộ quần áo kaki đã sờn vai cùng với đôi dép cao su làm từ lốp xe đã rách nhiều chỗ. Bác suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc. Nơi làm việc của Bác không quá sang trọng mà chỉ là một ngôi nhà sàn với vẻn vẹn vài ba phòng, bao quanh là khu vườn xanh tươi để Bác trồng rau, hoa. Việc gì Bác cũng tự làm, từ việc trồng cây, viết thư cho các đồng chí, thăm đồng bào và các cháu thiếu nhi cho đến những việc lớn hơn như cứu nước, cứu dân. Vì vậy mà ai ai cũng mến trọng, yêu quý Bác. Còn một điều khiến chúng ta xúc động hơn là Bác còn đặt tên cho các đồng chí, khi gộp tên của các anh ý lại thì chính là ý chí chiến đấu, quyết thắng. Bác Hồ sẽ làm một tấm gương giản dị, thanh bạch mà con người Việt Nam cần phải học tập và noi theo.
• Đoạn văn nghị luận giải thích
Người xưa đã có câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Ta có thể hiểu chi tiết câu tục ngữ như sau, đầu tiên là "Tốt gỗ" có nghĩa là tính nết, phẩm chất và vẻ đẹp sâu bên trong con người. Còn "Tốt nước sơn" có thể hiểu được là chỉ vẻ ngoài, ngoại hình của con người và hình thức bên ngoài con người. Nhưng đâu ai biết rằng, ngoài kia biết bao trai xinh gái đẹp nhưng lại sở hữu những tính nết, phẩm chất vô đạo đức mà không ai biết được. Đừng tưởng vẻ ngoài cao sang, giàu có thì bên trong con người sẽ đẹp đẽ, tốt đẹp. Vẻ đẹp và hình thức bên ngoài con người có thể phai nhòa theo thời gian, không ai có thể xinh mãi, đẹp mãi cả. Nhưng tính nết, phẩm chất tốt đẹp của con người sẽ mãi mãi còn đó, không bao giờ có thể biến mất cả. Con người chúng ta đối xử với nhau bằng tính cách, phẩm chất nên vì vậy, chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện tính cách của bản thân thật nhiều hơn nữa chứ đừng cố gắng làm vẻ ngoài của mình tốt lên. Mọi việc có tốt đẹp, thành công hay không đều phải nhờ vào phẩm chất, tính cách sâu trong con người chứ không phải là do vẻ bề ngoài quyết định. Vì vậy, vẻ ngoài không quan trọng, quan trọng nhất là tính cách và phẩm chất của con người !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK