Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết một đoạn văn giải thích vì sao tác giả...

Viết một đoạn văn giải thích vì sao tác giả Hoài Thanh lại viết “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có

Câu hỏi :

Viết một đoạn văn giải thích vì sao tác giả Hoài Thanh lại viết “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có

Lời giải 1 :

Văn chương là  sự kết hợp của cảm xúc và trí tuệ nhân loại. Tiếp xúc với văn chương ta tiếp thu được cái nhân cách của con người.  Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.  Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong những khả năng khơi gợi  người đọc một điều gì đó và cái cách văn học cho người ta những bậc cảm xúc là biểu hiện nghệ thuật tình cảm ở văn chương. Đọc mỗi tác phẩm văn học, ta thấy ở đó những mảnh đời khác nhau mà ta có những trải nghiệm cùng tình cảm khác nhau, từ đó yêu thương thêm con người, cuộc sống, biết ghét cái ác và những cái xấu. Hoài Thanh đã từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.” Đây là một câu nói rất tường minh khi nói về khả năng khơi gợi tình cảm ở văn chương

CHÚC BN HC TỐT!

Hãy VOTE 5*+Thanks+Câu tl hay nhất nhé!!!!

=>Để cho mik có thêm động lực ạ...

Thungoanh. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Là sản phẩm tinh thần cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc, đến thế giới cảm xúc và nội tâm của độc giả. Vì vậy, Hoài Thanh đã có nhận định vô cùng đúng đắn : “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có." Nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có" là thể hiện sự tác động của văn chương đến với tình cảm của người đọc, gây cho người đọc những tình cảm chưa từng trải qua, hoặc trải qua rồi nhưng ta vẫn chưa thể hiểu được một cách sâu sắc. Trong văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ", từ già trẻ, gái trai, mọi độ tuổi, giai cấp đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Dù mang trong mình những cuộc đời khác nhau nhưng đều chung nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, khiến người đọc như chìm vào những tiếng thơ đưa cả thế hệ trẻ trở về cội nguồn về quê hương-nơi mà chúng ta dù là người sắt đá đên dâu cũng sẽ thật mềm yếu. Hay khi ta đọc câu ca dao " Công cha như núi Thái Sơn,/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra./Một lòng thờ mẹ, kính cha,/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "Ôi ! Ngọt ngào mà sâu lắng, câu ca dao chính là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, nó làm sâu sắc hơn "những tình cảm ta sẵn có". Quả thật vậy, đúng như Hoài Thanh đã nhận định "Văn Chương luyện những tình cảm ta sẵn có" Có lẽ tôi và bạn vẫn say mê đọc văn và học văn chính vì điều đó.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK