- Dàn ý tham khảo:
- Ai xóa cho link mạng
- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''
- Thân bài:
* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó
+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng
* Những dẫn chứng:
+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn
_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ
+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ
- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ
+ Câu tục ngữ rất đúng đắn
*Bước 3 - Bài làm tham khảo:
Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.
Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong số đó. Với hai từ ''Ăn quả'' là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn '' kẻ trồng cây'' chính là người bỏ công để làm nên. Từ ''nhớ'' trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' cũng tương tự như thế. ''Uống nước'' đồng nghĩa với ''ăn quả'', ''nguồn'' đồng nghĩa với ''kẻ trồng cây''.
Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.
Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.
Trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn từ xưa đến nay vốn là truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Và để nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải biết sống thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên, ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn".
Đây quả thật là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Từ hình ảnh "người ăn quả" và "người trồng cây", "người uống nước" và "cội nguồn của dòng nước", ông cha ta muốn nói lên rằng người hưởng thụ thì phải biết nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ bởi đó chính là đạo lí làm người.
Chúng ta ai cũng biết, mọi thứ trên đời này đều không tự nhiên mà có: Bát cơm chúng ta ăn, chiếc áo chúng ta mặc, quyển sách chúng ta đọc,... tất cả đều do công lao vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên ruộng đồng, đều do sự lao động cần cù, miệt mài ngày đêm của người công nhân làm ra. Hơn thế nữa, chúng ta có mặt trên đời này là nhờ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Thử nghĩ mà xem, nếu không có cha mẹ chín tháng mười ngày cưu mang, làm sao chúng ta có mặt trên đời? Nếu không có cha mẹ thức khuya dậy sớm, tần tảo sớm hôm dưỡng dục, chúng ta sẽ có ngày hôm nay sao? Câu trả lời là không.
Không những thế, cuộc sống thanh bình mà ta sống hôm nay cũng là nhờ xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời mình để bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi lũ bán nước và lũ cướp nước, để mang lại cho đất nước một tương lai hòa bình không còn chiến tranh... Chính vì vậy mà chúng ta - là lớpngười đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy cần phải biết ơn và trân trọng những giá trị, thànhquả mà cha ông ta dày công vun đắp, tạo nên.
Và để bày tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta đã lập ra các ngày lễ. Đầu tiên, phải kể đến chính là ngày mùng 10/3 âm lịch - ngày Giỗ tổ Hùng Vương, là ngày để con cháu biết được cội nguồn của mình, hướng về nơi quê cha đất tổ. Để thấu hiểu, biết được công lao xây dựng đất nước của các vị vua Hùng, từ đó càng thêm tự hào hơn về dòng máu lạc hồng chảy trong cơ thể mình. Hay ngàyThương binh liệt sĩ 27/7 để tỏ lòng biết ơn tớinhững anh hùng đã có công với cách mạng, với đất nước. Lòng biết ơn đó được thể hiện bằng những hành động, việc làm vô cùng thiết thựcnhư: tổ chức các phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa". Ngoài ra, xã hội và nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Gần gũi với chúng ta hơn chính làngày 20/10 - ngày để tôn vinh những người phụ nữ đã làm nên một nửa thế giới này, những người đã sinh dưỡng chúng ta. Nhà nước cũng chọn ngày Hiến chương nhà giáo là 20/11, là ngày đểhọc sinh cả nước tri ân với các thầy cô giáo mình - người cống hiến cả cuộc đời để dạy học. Công lao của các thầy, các cô quả thật không bút nàokể xiết.
Không chỉ có vậy, lòng biết ơn còn được thể hiệnqua những hành động, cử chỉ thiết thực của mỗi cá nhân trong xã hội. Những hành động đó đượcthể hiện qua việc bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa được ông cha ta dày công tạo ra, giữ gìn môi trường ở các nơi chùa chiền, những nơi cóthắng cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, chùa Hương, phố cổ Hội An,... Ngoài ra, nhà nước còn tu bổ, tôn tạo để cho những di sản văn hóa không bịxuống cấp. Khuyến khích giới trẻ học tập các làn điệu dân ca, chèo, tuồng,... không để chúng bịmai một cũng là một cách thể thiện lòng biết ơn bởi những câu hát, những làn điệu đó chính là một nét đẹp, một niềm tự hào trong văn hoa Việt.
Riêng bản thân em, để phát huh những truyền thống tốt đẹp đó, em sẽ chăm chỉ hơn, cố gắng học tập để thành tích năm nay cao hơn năm ngoái, làm cho bố mẹ, ông bà vui lòng. Em còn có ý thức bảo vệ những nét văn hóa của dân tộc như: không vứt rác bừa bãi và tôn trọng những nơi thờ tự thiêng liêng,...
Có thể nói, hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõđạo lí làm người. Lòng biết ơn là một phẩm chất cao quí trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải biết trau chuốt, gìn giữ thứ phẩm chất đáng quí đấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK