Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 câu 1: viết đoạn văn theo phương thức quy nạp...

câu 1: viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ thứ 3 trong bài thơ viếng lăng Bác câu 2: viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương thức diễn

Câu hỏi :

câu 1: viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ thứ 3 trong bài thơ viếng lăng Bác câu 2: viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng thể hiện trong khổ thơ 4

Lời giải 1 :

câu 1 :

Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức.Khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Bác là trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả rất xúc động qua hai câu thơ:Bác nằm trong lăng giấc ngứ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnCâu thơ gợi được sự yên tĩnh, trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong lành và hình ảnh đẹp đẽ của Bác. Bằng tình cảm, nhà thơ thấy Bác như đang ngủ trong giấc ngủ bình yên giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộng, Bác vẫn ở cùng ta, như nhà thơ Hải Như đã viết:Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâuNay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)"Vầng trăng sáng dịu hiền" là ánh sáng của tình thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ trong tình thương yêu. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết:Trong lăng Bác vừa chợp nghỉNhư sau mỗi việc làm.Trăng ơi trăng biết thếNên trăng bước nhẹ nhàng.(Trăng lên)Hình ảnh vầng trăng dịu hiền cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén:Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!"Trời xanh" cũng như "mặt trời", "vầng trăng" là những hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi (Bác sống như trời đất của ta Tố Hữu). Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử. Dù vẫn tin như vậy, nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn đau nhói khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Đó là nỗi đau vô hạn, là lòng thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha.câu 2: Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở
mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành
nước mắt:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở
bên lăng Bác:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy
tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu
và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ
“muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn
tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của
không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình
cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn
xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm
hướng về Người.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tiếng chim tu hú gọi bầy mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu là thanh âm quen thuộc nơi làng quê mỗi độ hè về đánh thức các giác quan của người chiến sĩ trong cảnh ngục tù. Cùng với tiếng chim tu hú rộn ràng là tiếng ve râm ran, tiếng sáo diều ngân nga tấu nên bản giao hưởng tươi vui. Những âm thanh ấy đã mở ra một bức tranh mùa hè thật rực rỡ với hai gam màu chủ đạo: Màu vàng óng của lúa chín, vàng ngọt của trái cây vào độ chín, vàng tươi của nắng hè, của sân bắp cùng với đó là màu xanh um của vườn cây sum suê, xanh dương của bầu trời trong trẻo… Hai gam màu ấy đã phủ lên làng quê, trù phú, đầm ấm. Bức tranh được hiện lên trên một không gian như vô tận, rộng rãi và khoáng đạt, bao la và mênh mông. Không chỉ vậy, người đọc còn cảm nhận được hương vị ngọt ngào của trái cây đang vào mùa thu hoạch. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ liệt kê cùng nhịp thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng, mỗi lần phép liệt kê xuất hiện là một nét vẽ khiến bức tranh mùa hè trở nên sống động, có hồn hơn. Có thể nói, qua khổ thơ, độc giả có thể thấy tác giả đã mở lòng mình, cảm nhận vẻ đẹp của mùa hè bằng nhiều giác quan và đặc biệt với bằng cả niềm yêu thiên nhiên thiết tha và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để vẽ nên một bức tranh rộn ràng, tràn trề nhựa sống.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK