Lời giải 2 :
Đáp án + Giải thích
Bài kể chuyện
MB:
Truyện cổ tích Tấm Cám chắc hẳn ai cũng đã từng đọc hoặc nghe đến ít nhất một lần. Câu chuyện tuy có nhiều yếu tố hoang đường, không có thật nhưng để lại cho chúng ta rất nhiều bài học vì thế vẫn được lưu truyền đến ngày hôm nay.
TB:
Tấm và Cám là hai chị em nhưng là cùng cha khác mẹ. Mẹ Cám chỉ biết quan tâm, lo lắng và chiều chuộng con gái mình, ngược lại luôn hành hạ, sai khiến và chửi mắng Tấm, bắt Tấm làm mọi việc trong nhà. Cả buổi chiều Tấm hì hụi lội bùn bắt được một giỏ đầy tép lại bị Cám cướp trắng chỉ còn lại một chú cá bống nhỏ. Đó là con cá bống mà bụt ban cho Tấm, Tấm đem cá về nuôi dưới giếng, hàng ngày cho cá ăn.
Một hôm hai mẹ con Cám đã lừa tấm làm thịt cá bống vứt tro vào bếp. Nhờ có Bụt mà Tấm tìm được đống xương cá trong tro bếp sau đó bỏ vào bốn cái lọ chôn dưới chân giường. Ngày nọ, vua cho mở hội linh đình, ai nấy đều sắm sửa đi trẩy hội, Tấm cũng muốn đi nhưng lại bị mụ dì ghẻ bắt ở nhà. Khi ấy bụt lại hiện lên, khiến đàn chim sẻ nhặt thóc và gạo thành hai đống khác nhau lại còn biến hóa đống xương cá thành áo lụa, giày thêu, ngựa và yên cương đẹp đẽ.
Tấm trên đường đi trẩy hội đã làm rơi chiếc giày, Vua nhặt được bèn ra lệnh nếu ai đi vừa chiếc giày này sẽ làm vợ vua. Vì chính là chiếc giày Tấm đánh rơi nên Tấm đã đi vừa nên trở thành vợ vua. Tuy nhiên ngay sau đó mẹ con Cám đã hại chết Tấm. Lừa Tấm trèo lên cây cau cao rồi chặt cây khiến Tấm chết. Về sau Tấm hóa thân thành nhiều thứ khác nhau để luôn được bên cạnh vua lại có thể trừng phạt mẹ con Cám. Lúc thì hóa thân thành con chim vàng anh hót bên cạnh nhà vua, lúc lại là hai cây xoan đào che mát, lúc là khung cửi và cuối cùng là quả thị.
Quả thị được bà lão hàng nước đem về để trong nhà, hàng ngày Tấm bước ra từ quả thị dọn dẹp nhà cửa nấu cơm cho bà lão, bà lão khi phát hiện ra Tấm liền không cho Tấm trở lại vào quả thị nữa. Nhờ miếng trầu têm của Tấm mà nhà vua phát hiện ra vợ mình sau đó đón Tấm trở về cung. Lần này Tấm về, Cám bèn xin cách làm sao lại càng trẻ đẹp ra như thế. Tấm liền chỉ cách tắm nước sôi, thế là Cám chết. Sau đó Tấm gửi lọ mắm về cho mụ dì ghẻ, mụ ta khi biết hũ mắm được làm từ con gái liền lăn ra chết.
KB:
Kết thúc chuyện chúng ta thấy Cám và mẹ Cám vẫn chưa chịu nhiều khổ đau bằng Tấm. Tuy nhiên chân lý "ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" không bao giờ sai, làm người phải luôn nhớ gieo nhân nào sẽ gặp quả đó.
Bài văn tả về đồ chơi
MB:
Em được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi nhưng trong số những đồ chơi đó thì em lại thích nhất chú gấu bông đáng yêu của em.
TB:
Con gấu chính là món quà bố tặng cho em, và đó chính là một chú gấu bông nhỏ, nó có một kích thước chỉ bằng con lợn đất mà chị em vẫn dùng để bỏ tiền tiết kiệm nữa. Em dường như cũng thấy người bạn của em tới nhà chơi vẫn thường chê bai rằng con gấu này của em nhỏ quá, ôm không thích như những chú gấu bông như thật là to cao như người lớn ở nhà các bạn.
Những lúc như vậy, thì em cảm thấy rất buồn, bởi với em con gấu này nó không chỉ là món đồ chơi, mà nó còn là tình cảm của bố mẹ dành cho em nữa.
Em luôn cảm thấy con gấu bông này có rất nhiều điểm đẹp và đáng yêu. Nhất là đôi mắt to tròn, đen láy, trong veo, nhìn rất ngây thơ và hồn nhiên. Con gấu bông lại có lông màu cà phê nhìn cũng rất đẹp nữa. Thế rồi cả cái thân hình tròn trịa vì được nhồi bông nhiều nhìn chú gấu như thật đáng yêu.
Khi chú gấu nhỏ này được em chăm chút, gìn giữ rất cẩn thận. Em cũng thường thường lấy khăn đỏ đã cũ quảng vào cổ con gấy và cũng lấy chiếc áo em mặc lúc còn đỏ hỏn mặc lên người chú gấu bông xinh xắn. Mẹ em cũng thật tâm lý mua còn mua cho em một chiếc cặp sách đồ chơi màu đỏ làm bằng nhựa, em cũng đeo lên vai con gấu này và cùng chú chơi trò đi học. Em để cho chú gấu là học trò, còn em làm cô giáo, đứng trên bục cầm thước dạy nó học bài. Nhưng mà người học trò gấu bông của em không biết trả lời, dù em có nói gì thì con gấu cũng chỉ em lặng, hướng đôi mắt trong veo về phía em và miệng lúc nào cũng như mỉm cười trìu mến dễ thương.
KB:
Chú gấu bông đáng yêu chính là người bạn thân thiết nhất của em, em luôn luôn yêu thích con gấu – món quà của bố mẹ dành cho em.
Xin CTLHN ạ