Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Câu 1. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về...

Câu 1. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng, đời sống cần chú ý điều gì? Câu 2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống gồm mấy bước? Cụ

Câu hỏi :

Câu 1. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng, đời sống cần chú ý điều gì? Câu 2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống gồm mấy bước? Cụ thể là những bước nào?

Lời giải 1 :

CÂU 1:  Phải giữ lập trường, quan điểm vững vàng trong suốt quá trình viết

Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết

CÂU 2:

>> Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho đoạn văn

>> Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau

1.     Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm – viết khoảng 5 dòng

Khi giải thích cần lưu ý

– Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.

– Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.

2.     Bàn luận về hiện tượng đời sống: 1 điểm – viết khoảng 10 – 15 dòng

– Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

– Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

– Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3.     Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 5 dòng)

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng).

>> Bước 3: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết

– Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

– Chú ý liên kết mạch lạc, giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.

Thảo luận

-- CHO MIK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA
-- ok
-- CẢM ƠN BẠN NHIỀU LẮM NHA ÂN NHÂN CỨU MẠNG

Lời giải 2 :

Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết

I/ Mở bài

- Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận

- Mở ra hướng giải quyết để triển khai ở thân bài

Ví dụ: Bàn về vấn nạn bạo hành học đường hiện nay

=> Thí sinh có thể mở bài: Trường học là nơi giáo dục nhân cách con người, là nơi để trao đổi học hỏi từ thầy cô và bạn bè. Thế nhưng thật đáng buồn khi môi trường ấy lại đang bị tha hóa bởi bạo lực học đường. Đây không phải vấn nạn mới nhưng ngày càng trở nên nổi cộm và khiến nhà trường, phụ huynh cũng như chính học sinh e ngại. 

* Với những hiện tượng đời sống có tác động tốt, thí sinh có thể tham khảo cách mở bài: Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia... Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (nêu hiện tượng đó ra). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

II/ Thân bài

1/ Giải thích hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng (Ví dụ: Thế nào là bạo lực học đường, là bệnh thành tích...)

- Mô tả được hiện tượng (hiện trạng, thực trạng hiện nay. Bạn có thể lấy cái ví dụ thực thế trong xã hội. Chẳng hạn vấn nạn bạo lực học đường rất nổi cộm trong năm qua với nhiều sự việc bị đưa lên báo chí, tivi. Thí sinh có thể lấy 1-2 sự việc này để làm nổi bật thực trang hiện tượng).

Lưu ý:  Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện

2/ Bàn luận về hiện tượng đời sống 

Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lý giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy,

- Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán

- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3/ Rút ra bài học và hành động trong cuộc sống 

Phàn này, bạn liên hệ tới bản thân để rút ra bài học, hành động 

Ví dụ: Bàn về sự đồng cảm với nhiều tấm gương tốt trong đời sống, thí sinh có thể liên hệ bản thân là phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, mà phải hành động thực tế, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn... 

III/ Kết bài 

- Đánh giá chung lại hiện tượng

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK