Mùa thu – một trong những đề tài khơi nguồn cảm xúc cho các nhà văn nhà thơ để sang tác lên những tác phẩm đặc sắc ấn tượng sâu trong long người đọc. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. Trong bài thơ cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mình giữa hai mùa và suy ngẫm triết lí cuộc sống về mùa thu của đời người được thể hiện rõ ở khổ thơ cuối của bài:
“… Vẫn còn bao nhiều nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng vớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Thật vậy bài thơ “Sang thu” chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu, một bức tranh thu trong sáng đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu đến những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc sang thu đến những tâm tư suy ngẫm của tác giả.
Mở đầu khổ thơ cuối là hai câu thơ viết về cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mình giữa hai mùa:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa...”
Thật khéo léo khi tác giả sử dụng những từ ngữ “vẫn còn”, “vơi dần” đây là các tính từ chỉ mức độ rằng hạ đang nhạt dần, thu thì nét đậm hơn. Chắc hẳn tác giả phải có những cảm nhận sâu sắc lắm mới có thể nhận ra được những chuyển biến tinh tế đó không chỉ sử dụng những từ ngữ giàu trí tưởng tượng " nắng, mưa". “Nắng” một hình ảnh cụ thể của mùa hè, tác giả như muốn nói rằng nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần yếu dần bởi " gió se" đã đến chứ không chói chang dữ dội gay gắt như hồi đầu mùa. Với " mưa" thì đã " vơi dần cơn mưa" mùa hạ thường bất chợt, từ" vơi" có giá trị gợi tả diễn tả cái thưa dần, ít dần kết dần những cơn mưa rào ào ạt bất chợt của mùa hạ. Như vâỵ, với những hình ảnh “ Còn bao nhiều nắng … vơi dần cơn mưa” có thể thấy mùa hạ như vẫn đang vấn vương níu kéo điều gì nhưng hiện thực vẫn cứ thế chảy trôi, thời gian vẫn cứ tuần hoàn. Chỉ với hai câu thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện cái nhìn tinh tế của mình để đặc tả khoảng khắc chuyển mình giữa mùa hạ sang mùa thu. Từ đó, ta có thể thấy tác giả yêu thiên nhiên đến nhường nào!
Nếu ở 2 câu thơ trên Hữu Thỉnh đã cho ta thấy được cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mình giữa hai mùa thì ở hai câu thơ tiếp theo đây, Hữu Thỉnh lại làm cho ta trầm tư suy ngẫm triết lí cuộc sống về mùa thu của đời người :
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Mở đầu hai câu cuối của khổ thơ là hình ảnh ẩn dụ “Sấm”. “Sấm” ở đây mang nghĩa thực chỉ hiện tượng tự nhiên của thời tiết bởi khi sang thu thì sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa. Nhưng với tâm hồn nhạy cảm kết hợp cùng ngòi bút tinh tế thì “Sấm” còn mang nghĩa ẩn dụ là tượng trưng cho những rung động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời, cùng với đó hình ảnh “bớt bất ngờ” còn là một phép nhân hóa chỉ trạng thái con người nữa. Kế tiếp hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi” càng làm cho người đọc ấn tượng sâu sắc hơn cả bởi hình ảnh này ngoài mang nghĩa thực nói về sự tự nhiên của những cây cổ thụ lâu năm thì hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” còn ẩn giấu bên trong một nét nghĩa ẩn dụ cao đẹp đó là thế hệ của những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm mang đậm vị ngọt ngào, đắng cay, mặn mà hay chua chát của cuộc sống thì giờ đây sẽ không rơi vào tình thế sao động hay tâm tình sẽ không lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Đúng vậy, đó chính là một triết lí đúng đắn trong cuộc sống ngày nay.
Để làm rõ những cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu và những suy ngẫm triết lí cuộc sống về mùa thu của đời người, tác giả Hữu Tỉnh đã khéo léo sử dụng nghệ thuật nhận hóa, ẩn dụ, sử dụng tính từ chỉ trạng thái mức độ và những hình ảnh chân thành. Do đó “ Sang thu” vẫn luôn là một tác phẩm hay, đặc biệt hơn các tác phẩm khác trong đề tài mùa thu.
Không chỉ có Hữu Thỉnh viết về mùa thu mà còn rất nhiều tác giả viết về mùa thu như Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Tuy cũng viết về mùa thu nhưng tác phẩm của Hữu Thỉnh đặc biệt hơn bởi ông đã khắc họa rõ nét khoảnh khắc chuyển mình giữa mùa hạ và mùa thu.
Tóm lại qua khổi thơ cuối bài “Sang thu” Hữu Thỉnh đã cho ta thấy được tâm hồn nhảy cảm, yêu thiên nhiên của ông qua sự cảm nhận tinh tế trước khoảnh khắc chuyển mình giữa hai mùa và suy ngẫm triết lí cuộc sống về mùa thu của đời người. Vậy nên chính nhờ sự đặc biệt ấy, tác phẩm đã thành công để lại trong long bạn đọc một ấn tượng khó phai. Từ đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu mùa thu nói riêng và yêu thiên nhiên nói chung hơn bao giờ hết.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK