Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đề 1 :Đọc văn bản sau và trả lời các...

Đề 1 :Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Than ôi! Người ta vẫn nói: "Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của tr

Câu hỏi :

Đề 1 :Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Than ôi! Người ta vẫn nói: "Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm ? Ngô Tử Văn là một anh chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. ( Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10,Trang 60,Tập II, NXBGD 2006) 1/ Nêu nội dung chính của văn bản ? 2/ Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm đổi cứng ra mềm của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở nào? 3/ Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? 4/ Ngày nay, kiểu nhân vật như Tử Văn có cần thiết cho đời sống chúng ta không ? Vì sao ?

Lời giải 1 :

Câu 1: nói về sự cứng cỏi ở đời và cái gương tiêu biểu là NTV

Câu 2: 

-Câu văn mang tính bác bỏ là Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người.

-Cách bác bỏ thuyết phục người đọc bằng cách  nói đến việc làm của NTV còn hơn cả thần và người.

Câu 3: Qua văn bản tác giả thể hiện thái độ và tình cảm đối với nhân vật NTV là rất yêu quý và kính nể ý chí kiên cường, cương quyết của nhân vật NTV đồng thời thể hiện tình cảm yêu quý chàng và muốn cho người đời biết rằng không nên sợ sự cứng cỏi qua nhân vật NTV.

Câu 4: Có 2 chiều hướng đó là:

-Cần vì chúng ta cần những nhà lãnh đạo cương quyết tài năng dám nghĩ dám làm không lung lay vì ý nghĩ của người khác và khiến cho người khác nể phục mik.

-Không là vì nếu như chúng ta cứ giữ ý nghĩ đó trong đầu đôi khi sẽ làm hại lại chúng ta vì ta quá cương quyết quá thẳng thắng thì sẽ không ổn đôi lúc ta cũng cần phải giữ bình tĩnh xem xét sự việc để mà đánh giá tình huống xem mik đúng hay sai để mà còn khắc phục.

THAM KHẢO NHA BẠN :))

Thảo luận

Lời giải 2 :

1/ Nội dung chính của văn bản trên:
– Lời bình ở cuối truyện hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính ;
– Lời bình đã nói lên lời răn về nhân cách của kẻ sĩ, con người chân chính không nên uốn mình, phải sống cương trực, ngay thẳng. Sự cứng cỏi, lòng can đảm tr­ước những cái xấu, cái ác là thái độ ứng xử tích cực cần được coi trọng.
2/ Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm đổi cứng ra mềm của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở lí lẽ ( Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.) và dẫn chứng thực tế ( Nói về Ngô Tử Văn )
3/ Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm ca ngợi sự cứng cỏi và lòng cam đảm của nhân vật Ngô Tử Văn
4/ – Hình tượng Tử Văn với phẩm chất cao đẹp luôn cần thiết cho dân tộc ta :
– Vì chàng là người dám đương đầu với cái xấu, cái ác :
+ Tiêu diệt kẻ làm hại dân.
+ Vạch mặt bọn tham quan, ô lại.
+ Dám liều mình vì chính nghĩa.

CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT VỚI NHA 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK