Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi...

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 9: […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. T

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 9: […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”. (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân) . Câu 1. Văn bản “Cô Tô” được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Kí D. Thông tin Câu 2. Tác giả tả cảnh gì ở trên đảo Thanh Luân trong đoạn trích trên? A. Cảnh cuộc sống của con người B. Cảnh mặt trăng mọc C. Cảnh đánh cá D. Cảnh mặt trời mọc Câu 3. Cảnh mặt trời mặt trên đảo Thanh Luân được quan sát từ đâu? A. Trên nóc đồn biên phòng B. Đầu mũi đảo C. Cái giếng nước ngọt D. Trên bãi cát Câu 4. Câu văn: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Điệp ngữ Câu 5. Hình ảnh mặt trời trong cảnh bình minh trên đảo Cô Tô được ẩn dụ là gì? A. Mẹ thiên nhiên B. Qủa trứng hồng hào C. Qủa cầu lửa khổng lồ D. Cái nia Câu 6. Tác giả Nguyễn Tuân đã bộc lộ tình cảm gì qua đoạn văn này? A. Yêu thiên nhiên B. Yêu người lao động C. Buồn trước cuộc sống D. Chán ghét thiên nhiên khắc nghiệt Câu 7. Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với hình ảnh nào dưới đây? A. Như hòn lửa B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra D. Mặt trời lên một vài con sào Câu 8. Trong câu: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.”Có mấy cụm vị ngữ? A. một B. hai C. ba D. bốn Câu 9. Cụm từ: “nhú lên dần dần” là A. cụm danh từ B. cụm tính từ C. cụm động từ D. cụm chủ vị. Câu 10: Chi tiết bà con làng xóm vui mừng góp gạo nuôi Gióng trong văn bản “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì? A. Thể hiện sự thương cảm với gia đình Thánh Gióng B. Thể hiện mong muốn cậu bé lớn nhanh hơn nữa C. Thể hiện sự quan niệm “ hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” D. Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta Câu 11: Văn bản “Thánh Gióng” liên quan đến hội thi nào ? A.Hội thi học sinh thanh lịch B. Hội thi sáng tác văn học trẻ C. Hội khoẻ Phù Đổng D. Hội thi tài năng trẻ Câu 12: Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, lưỡi gươm và chuôi gươm mà Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn nằm ở địa danh nào ? A. Thanh Hoá B. Hà Nội C. Nghệ An D. Lai Châu Câu 13: Yếu tố “thiên” trong “Thuận Thiên” khắc ở lưỡi gươm mà Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn có nghĩa là gì ? A. Nghìn B. Nghiêng C. Trời D. Cả A ,B ,C đều sai Câu 14: Trong văn bản “ Em bé thông minh” hình thức nào đã được dùng để thử tài nhân vật chính ? A. Thực hành một công việc lao động B. Thử làm một bài thơ C. Thử làm một bài toán D. Câu đố Câu 15: Dòng nào nói đúng nhất mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” ? A. Tạo tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên trong đời sống lao động hàng ngày B. Ca ngợi tài dùng người tài giỏi của nhà vua C. Phê phán bọn vua quan ngốc nghếch D. Ca ngợi sự thông minh và tài trí của nhân dân lao động Câu 16: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích: a. nhân vật mồ côi, bất hạnh; b. nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ; c. Nhân vật thông minh, tài giỏi; d. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí. Câu 17: Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại nào? a. Truyền thuyết b. Cổ tích c. Ngụ ngôn d. Truyện cười Câu 18: Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết Thánh Gióng là ai? a. Mẹ của Gióng b. Gióng c. Sứ giả d. Nhà vua Câu 19: Đâu không phải là chi tiết kì ảo của truyện Thánh Gióng? a. Gióng bay về trời. b. Gióng biến thành tráng sĩ. c. Gióng lớn nhanh như thổi. d. Dân lập đền thờ ở làng Phủ Đổng. Câu 20: Gióng đã làm gì khi roi sắt gãy? a. Nhổ bụi tre bên đường, quật vào giặc. b. Dùng võ thuật đuổi đánh quân giặc. c. Đứng dưới chân núi Sóc, tạm biệt dân làng.

Lời giải 1 :

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3 : A

Câu 4 : B

Câu 5 : B

Câu 6 : A

Câu 7 : B

Câu 8 : A

Câu 9 : C

Câu 10 : D

Câu 11 : C

Câu 12 : B

Câu 13 : C

Câu 14 : D

Câu 15 : A

Câu 16 : C

Câu 17 : A

Câu 18 : B

Câu 19 : D

Câu 20 : A

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK