Cá chép, một loại cá quen thuộc, gắn bó với đời sống nhân dân ta từ xưa đến nay trên phương diện kinh tế và quan niệm tâm linh. Với vị trí địa lí gần biển, nhiều sông hồ, cá chép đã và đang trở thành nguồn lợi lớn cho người nông dân nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tại nước ta.
Cá chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, hiện đã có mặt ở hầu hết các ao hồ trên thế giới. Chiều dài tối đa của cá chép có thể lên đến 1,2 mét và nặng tối đa 37,3kg. Cá chép nước mặn thường có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn cá nước ngọt. Ở Nhật, cá chép còn có giống cá Koi, loại cá chép có màu sắc sặc sỡ, được nuôi làm cảnh.
Cá chép thường có màu vàng, đen, màu sắc sẫm dần về phía vây lưng. Thân cá chép thon dài, hẹp ở hai phần đầu và đuôi. Vảy cá xếp sát nhau tạo thành lớp bảo vệ cho cá khỏi va xước khi di chuyển. Đầu cá chép nhỏ, mắt đối xứng hai bên cùng hệ thống giác quan gồm mũi, miệng và râu. Mang cá áp sát thân, là cơ quan hô hấp để cá thở được dưới môi trường nước.
Ngoài lớp vây bám dọc thân, cá chép có hai vây nhỏ sát mang giúp di chuyển dễ dàng. Đuôi cá hình rẻ quạt, chia đôi đối xứng có chức năng giữ thăng bằng, giúp cá bơi đúng hướng. Trong quá trình bơi, cá chép uốn mình, hai thùy vây đuôi uốn thành hình số tám, đưa thân cá tiến lên phía trước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vây đuôi, vây lưng và và đôi vây ngực khiến cá chép di chuyển nhanh chóng, dễ dàng.
Cá chép thường ăn những thực vật mềm như rong, rêu, thích sống thành bầy để cùng nhau kiếm ăn. Chúng ăn gần như mọi thứ bơi ngang qua chúng bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác, thậm chí là cả cá chết. Cá chép sinh sản theo mùa, mỗi ổ trứng cá sinh sản được từ ba đến bốn nghìn cá thể cá con. Số lượng cá chép mỗi mùa rất lớn, mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Cá chép có giá trị dinh dưỡng cao, thịt có vị thơm ngon khi nuôi trong môi trường nước sạch. Vây và đầu cá chép được chế biến thành cá bài thuốc Nam gia truyền. Theo y học, cá chép tốt cho bà bầu và sản phụ sau sinh, giúp lợi sữa, bổ tì vị. Tại Việt Nam, cá chép được nuôi chủ yếu ở sông, hồ, dễ bắt, dễ chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như cá chép om dưa, cháo cá chép, rán giòn,...
Về tinh thần, cá chép theo quan niệm dân gian được cho là con vật gắn với biểu tượng sức khỏe dồi dào, trường thọ. Truyền thuyết "cá chép hóa rồng" dùng để nhắc đến sự thi cử đỗ đạt của học trò, sự thành công trong làm ăn, buôn bán. Vào dịp lễ Tết, cá chép được coi là phương tiện rước Táo về trời, kết thúc một năm cũ để chào mừng năm mới an khang, thịnh vượng. Cá chép cũng được chọn làm con vật linh, dùng để phóng sinh khi đi chùa chiền, lễ Phật.
Cá chép là loài động vật gần gũi, thân thuộc với người Việt Nam. Để đảm bảo chất lượng và số lượng cá chép, cần bảo tồn, nuôi trồng có kế hoạch, khai thác hợp lý, điều độ để cá chép có điều kiện và khả năng sinh sản tốt, phục vụ nhu cầu con người.
Gà là một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Một loài vật thân thuộc hiện hữu trong bức tranh làng quê.
Gà là loài gia cầm được nuôi rất phổ biến. Gà có cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lớp lông mao bóng như bôi mỡ, cái đầu bé và cổ dài từ 10cm đến 12 cm. Gà có đôi mắt không tinh, thường không nhìn thấy gì vào buổi đêm. Để thích nghi với việc đào xới tìm mồi, gà có đôi chân sần sùi, móng cùn và cứng phủ những vẩy sừng màu vàng nhạt có cựa ở chân và một cái mỏ vàng khỏe khoắn, để mổ con mồi.
Gà mái đẻ một lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số những con gà mái đẻ thường kêu cục tác cục tác, ta lại nhớ đến câu “con gà cục tác lá chanh”. Gà con nở, đón chào một cuộc sống mới bên ngoài vỏ trứng, chúng như những cục bông màu vàng nhỏ xinh vây quanh gà mẹ, sung túc đủ đầy. Thức ăn của gà thường là thóc hay cám, nhưng chúng vẫn thường đào xới đất để tìm những hạt sỏi, cát hay những con giun đất. Đào xới đất vừa giúp chúng tìm kiếm thức ăn vừa làm tăng độ khỏe của bộ móng và giúp gà mẹ dạy gà con khi mới nở.
Gà là một loài động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích cho con người, cả về kinh tế lẫn sức khỏe. Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn, cung cấp protein cho con người. Từ quả trứng gà có thế chế biến theo nhiều cách khác nhau, như chiên trứng, luộc trứng,... Mỗi ngày chúng ta có thể ăn 1-2 quả trứng để đảm bảo hàm lượng protein và phòng tránh một số bệnh. Ngoài ra, thực tế trứng còn góp mặt trong việc làm bánh và được dùng trong chế độ ăn giảm cân. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm hằng ngày, cung cấp protein cho cơ thể. Ngoài cung cấp nguồn thực phẩm trong đời sống hằng ngày, thì gà đáp ứng một số công việc trong đời sống hằng ngày như sử dụng lông gà làm chổi, làm quạt, sử dụng phân gà làm phân bón cho cây cối...
Không chỉ chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta, mà con gà còn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Gà đã đi vào tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tên khác của chúng là “Dậu”. Có năm “Đinh Dậu” cũng là tên gọi phổ biến để gọi năm đối với con người Việt Nam.
Gà còn đi vào những bức tranh Đông Hồ đậm tính truyền thống dân tộc qua nét vẽ của những người nghệ sĩ tài ba. Gà còn là món ăn không thể thiếu, luôn được đặt ở giữa mâm trong những ngày giỗ, cúng bái tổ tiên hay mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Gà còn đi vào lời ru, những lời ca dao từ xa xưa, những câu răn dạy con người ta về cách sống tốt đẹp: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Gà là loài vật nuôi quan trọng trong đời sống, gắn bó thân thiết với con người và là một trong những nét truyền thống đẹp của Việt Nam biểu tượng cho những ước mơ cơm áo đủ đầy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK