Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 87: Sau khi ăn, thức ăn còn bám ở...

Câu 87: Sau khi ăn, thức ăn còn bám ở răng sẽ làm cho A. nước bọt tiết nhiều hơn dễ tiêu hoá thức ăn.B. nước bọt tiết ít hơn khó tiêu hoá thức ăn. C. tạo môi t

Câu hỏi :

Câu 87: Sau khi ăn, thức ăn còn bám ở răng sẽ làm cho A. nước bọt tiết nhiều hơn dễ tiêu hoá thức ăn.B. nước bọt tiết ít hơn khó tiêu hoá thức ăn. C. tạo môi trường axit phả hủy men răng. D. tạo môi trường kiềm phá huỷ men răng. Câu 88: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? • A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. • B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. • C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. • D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 89: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao? • A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh • B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh • C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào • D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được Câu 90: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì? A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn. B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn. C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn. D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu

Lời giải 1 :

Câu 87. C

Thức ăn thừa còn bám ở răng sẽ tạo môi trường axit phá huỷ men răng

Câu 88. C

Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.

Câu 89. D

Trong quy trình khai thác mỏ có nhiều công đoạn phát sinh bụi như đào, xúc, múc, khoan đá, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ đất đá than, quặng. Vì vậy có nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần cao từ 30 - 100mg/m3, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí của cơ thể người→ Người công nhân làm trong hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao

Câu 90. B

Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

Cho mik xin tlhn

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK