Em tham khảo bài làm dưới đây nhé:
I. MB:
- Nguyễn Du là tác giả nổi tiếng của nền văn học Trung đại Việt Nam, nổi bật trong số các tác phẩm của ông là truyện Kiều
- Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", Thúy Kiều hiện lên thật đẹp
II. TB:
* Ngoại hình
- Thúy Kiều có đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi mày của cô uyển chuyển như dáng núi mùa xuân
- Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải thua, phải nhường thì trước vẻ đẹp của Thúy Kiều hoa đã phải ghen, liễu phải hờn. Vẻ đẹp của Kiều là một tuyệt sắc không một sự vật nào trên thế giới này có thể sánh bằng
- Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp đòn bẩy: miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để đề cao vẻ đẹp của Kiều. Nếu như Vân mang vẻ đẹp phúc hậu, trang trọng thì Kiều lại đẹp sắc sảo, mặn mà
* Tài năng
- Không chỉ đẹp ở bề ngoài, Kiều còn có tài năng xuất chúng
- Món nghề nào nàng cũng thông thạo: thi, ca, nhạc, họa,... đúng là mười phân vẹn mười
- Đặc biệt, Thúy Kiều có tài đánh đàn không ai có thể sánh bằng: làu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
- Kiều còn tự sáng tác một khúc nhạc và đặt tên là "bạc mệnh". Có lẽ vẻ đẹp và tài năng của Kiều đã báo trước một tương lai đây sóng gió bởi thói đời thường "chữ tài liền với chữ tai một vần"
III. KB:
- Kiều không chỉ là một cô gái xinh đẹp mà còn là một người thông minh và đầy tài năng
Chào em, em tham khảo câu trả lời sau nhé:
DÀN Ý:
- Tác giả tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Kiều:
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.
→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)
BÀI LÀM THAM KHẢO
Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ:
Kiều càng sác sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Làn thu thủy nét xuân sơn, câu thơ miêu tả đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú.
Vẻ đẹp của nàng khiến cho Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn cả thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua, nhường mà thay vào đó là sự đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông, của thời gian vô tận. Cái đẹp ấy làm cho nghiêng nước, đổ thành Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Nguyễn Du đã sử dụng những điển tích để cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế.
Bằng những biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích, vẻ đẹp Thúy Kiều hiện lên là một giai nhân tuyệt mĩ không gì có thể sánh bằng. Qua đó, tác giả cũng ngầm nói lên dự cảm về thân phận của nàng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK