Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Phần I. Trắc nghiệm (1,5 điểm) Câu 1. Có mấy...

Phần I. Trắc nghiệm (1,5 điểm) Câu 1. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp? A. 3 kiểu B. 4 kiểu C. 5 kiểu D. 6 kiểu Câu 2. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau đ

Câu hỏi :

Phần I. Trắc nghiệm (1,5 điểm) Câu 1. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp? A. 3 kiểu B. 4 kiểu C. 5 kiểu D. 6 kiểu Câu 2. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào? Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người Câu 3. Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? A. Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân. C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái. Câu 4. Sử dụng pháp nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối...hiện lên như thế nào? A.Tương đồng với sự vật khác. B. Nhiều hơn về số lượng. C. Sống động, gần gũi với con người. D. Biến thành con người. Câu 5. Phép nhân hóa được dùng: A. Chỉ trong các tác phẩm văn học B. Chỉ được dùng trong lời nói hàng ngày C. Cả trong các tác phẩm văn học và lời nói hàng ngày. Câu 6. Phép nhân hóa trong câu sau được tạo ra bằng cách nào? Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người Phần II.Tự luận (8.5 điểm) Bài 1 (2 điểm): Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn bản sau và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào? a. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. b. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu c. Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít , chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt. d. Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Bài 2 (3 điểm): Chỉ ra biện pháp nhân hóa trong câu sau và nêu tác dụng. a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. b. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay, Đến khi định thần lại, chị mới trợn tòn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. c. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Bài 3 (3, 5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu miêu tả một cảnh đẹp mà em yêu thích. Đoạn văn có sử dụng một câu có phép nhân hóa (gạch chân, chú thích)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK