Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Traning THCS Lê Thánh Tông Tổ Văn - GDCD ĐÈ...

Traning THCS Lê Thánh Tông Tổ Văn - GDCD ĐÈ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 (Năm học 2019-2020) I.VĂN BẢN: 1.Ke tên các thể loại truyện dân gian, tên văn b

Câu hỏi :

Các bạn giúp mk nha giải hết nhé sắp nộp r

image

Lời giải 1 :

Dế mèn phiêu lưu ký :

PTBĐ : Tự sự , Miêu  tả

ngôi kể thứ nhất 

Sự tích Hồ Gươm :

PTBĐ : Tự sự

ngôi kể thứ 3

Thảo luận

-- Giúp em bài toán với ạ

Lời giải 2 :

I. VĂN BẢN.

1. - Các loại truyện dân gian là truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. 

    - Các tên văn bản đã học trong học kỳ 1 là:
+ Con rồng cháu tiên
+ Bánh chưng bánh giầy
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh,Thủy Tinh
+ Sự Tích Hồ Gươm
+ Thạnh Sanh
+ Em bé thông minh
+ Cây Bút Thần
+ Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng
+ Ếch ngồi đáy giếng 
+ Thầy Bói Xem Voi
+ Chân, tay, tai, mắt, miệng
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Treo biển
+ Lợn cưới áo mới

  - Các phương thức biểu đạt đã học trong học kỳ 1 là: biểu cảm, thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính - công cụ, miêu tả.

  - Các ngôi kể trong văn bản đã học là ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ hai, ngôi kể thứ ba.

2. So sánh các thể loại dân gian đã học.- Sử thi (anh hùng):
+ Mục đích sáng tác: Ca ngợi các anh hùng thời xưa.
+ Hình thức lưu truyền: Kể, diễn trò.
+ Nội dung phản ánh: Cuộc chiến đấu để mở rộng bộ lạc.
+ Kiểu nhân vật: Nhân vật anh hùng.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Nhân vật người anh hùng vô song, có quan hệ với thần linh.
- Truyền thuyết:
+ Mục đích sáng tác: Kể lại chuyện của các nhân vật lịch sử.
+ Hình thức lưu truyền: Kể.
+ Nội dung phản ánh: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc.
+ Kiểu nhân vật: Các vị vua chúa hoặc danh nhân.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Các vị vua chúa có gốc hiện thực, có sự giúp đỡ của thần linh.
- Cổ tích:
+ Mục đích sáng tác: Giáo huấn và thưởng thức nghệ thuật.
+ Hình thức lưu truyền: Kể.
+ Nội dung phản ánh: Cuộc đấu tranh giữa thiện và các.
+ Kiểu nhân vật: Chính diện và phản diện.
+ Đặc điểm nghệ thuật: kết cấu theo kiểu nhân vật một chiều, có yếu tố kì ảo tham gia.
- Truyện cười:
+ Mục đích sáng tác: Giải trí và phê phán.
+ Hình thức lưu truyền: Kể.
+ Nội dung phản ánh: Thói hư tật xấu trong xã hội.
+ Kiểu nhân vật: Những kiểu người bất thường.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Khai thác mâu thuẫn trái với tự nhiên.

3. ?

II. TIẾNG VIỆT.

4.  Cụm động từ:
* Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (đang học bài,…)
* Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hõn một động từ
* Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:giống như động từ
+ Làm vị ngữ
+ Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:Ði // là hành đang quả quyết.)
+ Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148

Ví dụ
1/ chọn động từ a
đi
2/ chọn phụ ngữ b
Ðã (Phụ ngữ có ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian)
3/ tạo cụm động từ có phụ ngữ trước bằng cách kết hợp tổ hợp ba
Ðã / đi

PT TT
4/ chọn phụ ngữ sau c
Bằng xe đạp
(Bổ sung về phưõng tiện)
5/ kết hợp c sau cụm trên để tạo cụm động từ đầy đủ 3 phần: bac
Ðã / đi / bằng xe đạp
PT TT PS

5. Số từ và lượng từ:
* Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh…).
- Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh nãm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.)
Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đõn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau)
Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia.
* Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Lượng từ được chia thành hai nhóm:
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,…
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,…
* Phân biệt số từ và lượng từ:
- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì…)
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dãm, vài…)

6. ? 

III. TẬP LÀM VĂN

7. mk gợi ý thôi nha.

* Gợi ý:
- Chú ý hình thức đoạn văn.
- Phải có câu chủ đề.
* Đoạn văn:
(Câu 1) Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vật để lại cho em ấn tượng như thế nào?).
(Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật.
(Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện?
(Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó.
(Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?

8. Bạn tự làm nha.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK