A, MB
- giới thiệu vấn đề cần bàn luận
B, TB
- nêu hiện trạng
- bàn luận
- liên hệ bản thân
C, KB
BÀI LÀM
Ngày nay, học sinh được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em được trang bị những kiến thức và kỹ năng trên trường để sau này có thể thực sự cống hiến cho tổ quốc, phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên có những em viết chữ rất cẩu thả, khó đọc gây tai hại cho chính các em và người đọc.
Tình trạng viết chữ xấu, cẩu thả được biểu hiện bằng việc những nét chữ của học sinh nguệch ngoạc, rối mắt và khó đọc. Nguyên nhân của việc này có thể là do tính cẩu thả, do tính cách,..., Tuy nhiên, việc viết chữ xấu như vậy lâu dài sẽ làm các em quen viết cẩu thả, giữ tính cẩu thả trong mọi việc của cuộc sống. Hơn nữa, người đọc cũng ko thể nào mà đọc nổi, lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Chính vì vậy, biện pháp chính là gia đình phối hợp với thầy cô giáo giúp các em uốn nắn nét chữ ngay từ nhỏ để bỏ được tính cẩu thả, nông nổi, nét nào ra nét ấy. Có như vậy, kết quả học tập cũng sẽ được nâng cao hơn.
Tóm lại, vấn đè viết chữ xấu của các em học sinh cần được uốn nắn bởi các thầy cô và gia đình. Vì nét chữ là nết người nên việc luyện chữ cũng giống như rèn luyện tính chỉn chu, cẩn thận cho các em học tốt hơn, trở thành những người có ích cho xã hội.
Thực tế, lâu nay việc rèn luyện chữ viết cho học sinh tuy vẫn được coi trọng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả không như mong muốn, hậu quả là chữ viết của học sinh ngày càng xuống cấp, và theo nhận định chung của nhiều cán bộ, giáo viên đều cho rằng chữ viết học sinh ngày càng xấu.
Trước hết đó là do ý thức rèn luyện chữ viết của càc em hầu như không có, nhiều em học sinh và cả các bậc phụ huynh cho rằng, chữ viết ngày nay không còn quan trọng, nhất là phần lớn học sinh có xu hướng theo học khối A,B. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng ở thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chỉ cần có trí tuệ là đủ, vì tất cả đã có máy tính “viết” thay tay người. Theo chúng tôi, suy nghĩ đó hoàn toàn lệch lạc bởi việc rèn chữ cho các em học sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên cần thiết, vì rèn chữ cũng chính là rèn tính nết của con người.
Mặt khác, còn phải nói tới nguyên nhân là sự thiếu quan tâm, rèn luyện của đội ngũ thầy cô giáo. Áp lực công việc, thời gian chăm sóc gia đình, con cái cùng với ý thức trách nhiệm còn hạn chế, cho nên không ít giáo viên còn thiếu quan tâm nhận xét về chữ viết, bài làm của học sinh.
Việc các em phải đầu tư thời gian cho học chính khóa, rồi học thêm; thậm chí là học cả ngày lẫn đêm ảnh hưởng lớn đến lượng thời gian dành cho đầu tư luyện chữ viết. Càng học lên cao càng phải ghi nhanh để kịp bài giảng cho nên chữ viết ngày càng xấu.
Không chỉ có chữ viết xấu, mà nhiều học sinh còn viết sai lỗi chính tả, nhiều em không biết phân biệt và sử dụng đúng các loại dấu câu; lại cẩu thả trong khâu trình bày cho nên bài làm của các em nhiều khi bị trừ điểm.
Ngoài ra, khả năng đọc và cảm nhận các loại văn bản, các bài văn, bài báo, các trang sách của nhiều học sinh rất yếu, không thể hiện được cái hồn của bài học, thậm chí qua cách đọc của các em làm cho người nghe có thể sẽ hiểu sai hoặc không hiểu được hết dụng ý của tác giả. Vô hình trung, văn hóa đọc cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong lúc thế giới đang chọn một ngày trong năm làm ngày đọc sách. Hơn thế nữa nét chữ cũng được xem là nết người. Qua chữ viết, qua các bài học, qua các bài kiểm tra định kỳ, học sinh vừa thể hiện được kiến thức vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của mình, qua đó tạo được tình cảm đối với người đọc và chấm bài.
Rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn tính kỷ luật và văn hoá viết ở mỗi em. Với xu hướng học lên càng cao thì thi cử chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm, chính điều này cũng đã tạo cho học sinh thói quen là trong các bài kiểm tra, hay thi cử, chỉ cần đánh dấu vào các đáp án đã có sẵn nếu đúng là có điểm; nên không có cơ hội và cũng không cần rèn luyện kỹ năng viết. Đặc biệt không ít học sinh còn “kế thừa” nét chữ từ phía người thầy của mình cũng không phải là ngoại lệ.
Hậu quả của việc chữ viết xấu là vô cùng to lớn, mà trước hết là ảnh hưởng đến kết quả thi cử của các em, trong các kỳ thi cuối cấp thi tốt nghiệp hay các bài kiểm tra định kỳ, nhiều học sinh thiếu điểm cũng chỉ vì chữ xấu; thầy cô khi chấm các bài kiểm tra sẵn sàng cho điểm thấp cũng chỉ vì “chữ không ra chữ”, rất khó đọc; đối với các môn khoa học tự nhiên, chữ xấu còn có thể châm chước vì chủ yếu xem kết quả bài làm thể hiện bằng các con số, còn khó khăn nhất là đối với các môn khoa học xã hội, mỗi khi phải làm nhiệm vụ chấm bài kiểm tra của các em viết chữ xấu rất khó đọc thì đó thật sự là “cực hình” ! Nhiều khi định nhắm mắt “định lượng” bài kiểm tra thay cho “định tính” để chấm điểm cho đỡ “phiền”, nhưng vì gánh trên vai hai chữ “trách nhiệm” thiêng liêng, thế là nhiều thầy cô phải “ngậm đắng nuốt cay”, cố làm cho trọn bổn phận chứ chẳng hề có chút hưng phấn nào?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK