Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang...

Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồ

Câu hỏi :

Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. (Kim Lân, Làng) 1, Đoạn trích trên kể về tình huống nào? 2, Trong đoạn trich, có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tac giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì? 3, “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào? 4, Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà tại sao ông Hai lại sung sướng hả hê khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì? các cậu giúp tớ vơi mai tớ phải nộp bài rồi

Lời giải 1 :

Câu 1: Đoạn trích trên kể về tình huống nào?  
-Đoạn trích trên là tình huống sau khi ông Hai biết Làng Chợ Dầu được cải chính
Câu 2:Trong đoạn trích , có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tác giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì?     
-Trong câu nói, ông Hai dùng câu "sai từ mục đích". 

- Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích” (nhín thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
Câu 3:“Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào?        
-Ông Hai nói: "Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian" là cách nói hoán dụ, lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu
Câu 4: Đối với người nông dân, căn nhà là một cơ nghiệp. Vậy mà tại sao ông Hai lại sung sướng hả hê khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Điều đó có ý nghĩa gì ?  
“Tây nó đốt nhà em rồi bác ạ ”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng, hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.



Thảo luận

Lời giải 2 :

1, Tình huống truyện : ông  Hai nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. 

2, Từ đúng: mục kích có nghĩa là nhìn thấy, chứng kiến. 

=> Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

3, “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ nào?

=>  cách nói hoán dụ, lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu

4, Nhưng với ông Hai, điều đó đâu có là gì so với niềm vui khi thanh danh của làng được rửa. Vì sự mất mát ấy cũng là sự hồi sinh của một làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu và xứng đáng với tình yêu ấy : làng Chợ Dầu kháng chiến. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK