Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo...

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên

Câu hỏi :

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! 1.hãy tóm tắt nội dung của đoạn thơ trên bằng 1 câu văn 2.nêu một câu thành ngữ có trong đoạn trích trên và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó 3.nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi đc sd trong đoạn trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nd đoạn thơ 4 Từ “tri kỉ” trong bài có ta nghĩa j? Hãy tìm 1 câu thơ trong bài đã học cx sd từ tri kỉ,so sánh hai từ tri kỉ

Lời giải 1 :

1. Cơ sở hình thành nên tình đồng chí cao đẹp.

2.Nước mặn đồng chua 

---> Nơi không được sự ưu ái của thiên nhiên, làm ăn không thuận lợi vì đất đai, khí hậu .

3.Cấu trúc thơ sóng đôi :

" Quê hương anh nước mặn đồng chua 

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá "

*Tác dụng : Thể hiện được họ là những con người bước ra từ những vùng đất nghèo khổ. 

4.Tri kỉ là những người bạn cạnh kề có nhau,  giúp đỡ và yêu thương nhau. 

Câu thơ đã học : " Hồi chiến tranh ở rừng

                              Vầng trăng thành tri kỉ "

--->Tri kỉ ở đây là tình bạn giữa trăng và người,  cũng như thiên nhiên và con người. Còn "tri kỉ " trong bài thơ Đồng chí  nói về tình bạn giữa những con người. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

+ Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

+ Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

+ Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

2.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

3,Hai câu thơ đối ứng nhau về ý:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sự đối ứng “quê hương anh - làng tôi”; “nước mặn đồng chua” – đất cày lên sỏi đá” khắc họa được sự nghèo khó về xuất thân, cảnh ngộ, đó là cơ sở hình thành tình đồng chí, tạo nên sự nhịp nhàng đồng điệu giữa những người lính.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Câu thơ đối xứng nhau ngay trong từng vế câu, làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối diện với hiểm nguy.

4.Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK