Trang chủ Hóa Học Lớp 8 1) các vật dụng làm bằng đồng để lâu ngày...

1) các vật dụng làm bằng đồng để lâu ngày trong không khí sẽ bị đen. Theo em, khi đem các vật bằng đồng đi cân lại thì khối lượng sẽ thay đổi như thế nào so vớ

Câu hỏi :

1) các vật dụng làm bằng đồng để lâu ngày trong không khí sẽ bị đen. Theo em, khi đem các vật bằng đồng đi cân lại thì khối lượng sẽ thay đổi như thế nào so với ban đầu? giải thích? Viết PTHH biết chất rắn màu đen là đồng (II) oxit (CuO). 2 ) đổ cốc 1 axit clohidric (HCl) vào cốc 2 chứa bột natri bicacbonat (NaHCO3) thì thấy có hiện tượng sủi bọt khí. Đem cả 2 cốc cân lại thì khối lượng tăng hay giảm đi so với ban đầu? giải thích ?, Viết PTHH biết sản phẩm tạo thành là Natri Clorua (NaCl), khí cacbonic và nước.

Lời giải 1 :

Đáp án: 1) Tăng lên. PTHH : 

2Cu + O2 —> 2CuO 

(nhớ thêm t° trên dấu mũi tên) 

2) Giảm. PTHH : 

HCl + NaHCO3 —> NaCl + CO2 + H2O 

 

Giải thích các bước giải:

1) Các vật dụng làm bằng đồng để lâu ngày trong không khí sẽ bị đen. Và khi đem các vật bằng đồng đi cân lại thì khối lượng sẽ tăng lên vì đồng để ngoài không khí llâu ngày do tác dụng với khí oxi (O2) và hơi nước ngoài không khí sẽ bị rỉ sét chuyển thành từ màu vàng sang màu đen, rồi ta được đồng (II) oxit (CuO). 

*Nếu để vào mùa hè đồng sẽ bị rỉ sét nhanh hơn, do mùa hè nóng làm cho các nguyên tử oxi trong không khí chuyển động và hoạt động nhanh hơn bình thường, còn mùa đông sẽ lạnh làm cho các nguyên tử oxi trong không khí chuyển động và hoạt động chậm hơn bình thường*.

2) Khi đổ axit clohiđic (HCl)  vào cốc 2 có chứa dung dịch natri bicacbonat (NaHCO3) sẽ có hiện tượng sủi bọt khí, khí đó chính là khí cacbonic (CO2) được thoát ra, và phần còn lại là Natri clorua (NaCl). Đem cân lại thì, cốc 1 sẽ không bị giảm hay tăng nhưng cốc 2 sẽ giảm vì cốc 2 do thiếu khí cacbonic (đã thoát ra) chỉ còn NaCl và H2O. *Vậy nếu khi ta đem 2 cốc này đem lên cân với nhau, chắc chắn là cốc 2 nhẹ hơn cốc 1 vì thiếu khí cacbonic nên 2 cốc không cân bằng nhau*.

*Muốn ra Cu + O2 —> CuO sẽ làm 2 cách : 

C1 : Áp dụng Lập công thức hóa học của hợp chất : 

C2 : Chéo hóa trị với nhau 

+ Chéo hóa trị II của Cu cho O, chéo hóa trị II của O sang Cu, ta được CuO. *

 

*Chú thích* 

- CuO : Đồng (II) oxit.

- NaHCO3 : Natri bicacbonat.

- HCl : axit clohiđic.

- NaCl : Natri clorua.

- H2O : nước.

- CO2 : khí cacbonic hoặc (còn gọi khác là đioxit cacbon, anhiđric cacbon, thán khí, băng khô).

- Băng khô : cũng khí cacbonic nhưng ở thể rắn.

Thảo luận

-- cảm ơn
-- Kcj

Lời giải 2 :

Đáp án: tăng and giảm

 

Giải thích các bước giải:

1. Khối lượng tăng do đồng bị oxh theo pthh Cu+1/2O2=CuO. Khối lượng tăng lên là của oxi

2. Khối lượng giảm đi do sinh ra CO2 bay lên: Na2CO3+2HCl=2NaCl+CO2+H2O

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK