Đề 9:
Bài tập 1:
Mở bài gián tiếp:
Quê ngoại em ở vùng trung du, nơi có núi đồi trập trùng trải dài về phía xa vô tận. Giữa những dãy núi là cánh đồng lúa xanh tươi hai bên bờ sông Cầu uốn quanh. Một sáng sớm mùa hạ về quê, em được theo ngoại ra cánh đồng. Cảnh đẹp hiện ra khiến em vô cùng thích thú và ấn tượng.
Mở bài trực tiếp:
Cánh đồng quê em mới đẹp làm sao! Mỗi khi hè về là em lại được bố mẹ cho về quê ngoại, nơi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng: cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Bài tập 2:
Kết bài kiểu mở rộng:
Năm tháng rồi sẽ qua đi. Em ngày càng khôn lớn. Tầm hiểu biết cũng rộng hơn. Có thể vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê em không bằng những cảnh đẹp nơi khác, nhưng ở đó đã ghi sâu những kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Kết bài kiểu ko mở rộng:
Em rất yêu cánh đồng quê em.Em mong nó sẽ ngày càng đẹp hơn.
Bài tập 3:
Buổi trưa hè hôm nay thật oi bức quá. Ánh nắng mặt trời chói chang rphản chiếu trên mặt ao cứ như một quả cầu lửa llớn. Ông lão không nói gì, chỉ ngồi im lìm như pho tượng gỗ trên chiếc thuyền con, lặng lẽ nhìn theo chiếc cần câu dài. Hai bên bờ ao từng hàng chuối chi chít quả rủ ri bên tai nhau, tựa vào nhau trông như những người nông dân đang gánh thúng quà bên vai. Từng hành tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt, vươn cao trông như những chàng trai mảnh khảnh. Tiếng chim đã ngững, thay vào đó là tiếng ve kêu râm ran báo hiệu một mùa hè đã đến. Cảnh vật nơi đây nhìn cứ như một bức tranh thật sinh động.
Bài tập 4: ( Tham khảo)
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Đề 10:
Bài tập 1:
Mở bài trực tiếp:
Mẹ là người thân gần gũi nhất của em. Mẹ lúc nào cũng yêu em và chăm sóc em chu đáo, đầy yêu thương.
Mở bài gián tiếp:
Cùng với nhà trường, gia đình là nơi giáo dục em tất cả phép tắc cư xử, dạy dỗ em nên người. Thấm nhuần lễ nghĩa của gia đình bảo ban, em trở thành người con có nền nếp tốt. Chịu ảnh hưởng từ những lời dạy bảo, nhắc nhở của mẹ, em yêu mẹ nhất, người luôn luôn gần gũi với em.
Bài tập 2:
Kết bài kiểu mở rộng:
Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi ở bên cô. Mỗi khi cô Nhàn giảng bài đều có sức hấp dẫn kì lạ và rất riêng. Cô đã tạo cho chúng em nhiều cơ hội khám phá những điều hay vẻ đẹp muôn màu của kiến thức. Điều đó làm chúng em thích thú và ước ao cô luôn là cô giáo dạy chúng em trong những năm học tới.
Kết bài kiểu ko mở rộng:
Em rất yêu quý cô giáo, em muốn mình lớn lên cũng giỏi giang và dịu dàng như cô vậy.
Bài tập 4: (Tham khảo bài vt của mik ,trong ảnh)
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK