1 Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài thơ.
- Về nội dung:
+ Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.
+ Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với Đỗ Phủ, "mọi thứ trên thế giới này đều là thơ" (Chou p. 67), các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.
- Về nghệ thuật:
+ Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở thể luật thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu.
+ Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.
2. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.
- Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Vi Trang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.
- Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".
- Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.
Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình khá giả ở ngoại vi thành phố Chi-ca-gô. Tuổi thơ, ông chịu ảnh hưởng của người cha của mình là ưa thích thiên nhiên hoang dã: thường theo cha đi săn, đi câu cá,… Hê-minh-uê là người có nghị lực và luôn muốn thử thách khả năng chịu đựng của con người. Sau khi tốt nghiệp Trung học (năm 18 tuổi), ông bước vào nghề phóng viên và làm phóng viên mặt trận. Đến năm 19 tuổi, ông tham gia đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a với mục đích để hiểu thế nào là chiến tranh và kiểm nghiệm bản chất con người trước ranh giới sống chết ra sao. Sau một năm, Hê-minh-uê trở về Mĩ với tấm huân chương và đôi chân bị thương. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình mang tâm trạng của thế hệ mất mát, không hòa nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu cùng tình yêu. Hê-minh-uê từng ủng hộ cuộc chiến của người cộng sản Tây Ban Nha chống lại phe phát xít vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông là một phóng viên tích cực đi các chiến trường ở Pháp và nhiều nước châu Âu, ông từng cùng quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Noóc-măng-đi (Pháp) và tiến vào giải phóng Pa-ri. Sau chiến tranh, ông sống chủ yếu ở Cu Ba. Năm 1960, ông rời Cu Ba về Mĩ chữa bệnh. Sau hai năm bị giày vò vì bệnh tật, vì không thể viết được, đến năm 1961, tại Két-chum, Ai-đô-hô, ông đã tự sát bằng một phát súng, cũng giống như nhiều thành viên khác trong gia đình như ông (chứ), cha và cả cháu gái sau này.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK