*Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
BÀI LÀM
Trong năm học lớp bảy, em đã học qua rất nhiều văn bản của các nhà thơ. Nào là “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Cảnh Khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Cổng trường mở ra” của Lý Lan. Nhưng người em yêu thích nhất chính là Hạ Tri Chương. Ông có các tác phẩm nổi tiếng như: Thái Liên Khúc, Vịnh Liễu,…nhưng em vẫn yêu thích nhất là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Đó là tác phẩm nổi tiếng nhất và được mọi người biết đến nhiều nhất. Bài thơ được ông viết năm 744, lúc ông mới 86 tuổi và từ quan về quê sau 50 năm xa cách. Bài thơ được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm.
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” có tên chữ Hán là “Hồi hương ngẫu thư”. Chữ “Ngẫu nhiên” là ngẫu nhiên nhà thơ viết ra bài đó chứ không có chuẩn bị trước. Bởi vì khi ông về đến làng, tất có mọi người đều không biết ông, xem ông như một người khách lạ. Đó như là một cái duyên. Nhưng cái duyên không bao giờ định sẵn trước được. Nó đến bằng sự ngẫu nhiên. Chính vì thế mà ông cũng đã ngẫu nhiên viết ra bài thơ này.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)
Quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi chúng ta. Được sinh ra và phải xa quê khi còn nhỏ để lập nghiệp, sống ở nơi đất khách quê người. Ai mà chẳng phải đau buồn, tuyệt vọng khi phải xa quê hương, xa gia đình để đi một nơi khác. Tác giả trong bài cũng không ngoại lệ. Ông rất nhớ quê nhà mình, nhưng không trở về được. Đến khi quay về thì chẳng ai nhớ ra mình. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã đi theo ông suốt 50 năm liền. Không có gì có thể diễn tả được nỗi buồn đó cả. Nếu là em, nếu xa quê hai năm là em đã chịu không nổi rồi. Thật là thương ông làm sao!
Đi lúc còn trẻ, lúc con xanh mướt, đầu tóc còn đen. Đến nay trở về thì tóc đã bạc phơ. Dù cho ngoại hình thay đổi, cảnh vật quê hương thay đổi, nhưng tình yêu ông dành cho nơi chốn rau cắt rốn của mình sẽ không bao giờ đổi thay. Vì nó nằm sau trong tâm hồn, tâm trí ông.
Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK