cảnh khuya nha
xin hay nhất
huongtra168
Bài làm
Bài thơ “cảnh khuya” đã được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn tram bề và những thử thách ác liệt. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiện nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Bài thơ cho chúng ta cảm thấy sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn của Người. Bài thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và nối lo dân, lo cho nước của Bác.
“Tiếng suối như tiếng hát xa”.
Giữa không gian tĩnh lặng của cảnh trăng, ta cảm nhận được âm thanh ngọt ngào, trong trẻo của tiếng suối chảy róc rách được ví như tiếng hát xa. Tác giả đã lấy cái động tả tĩnh, lấy không gian xác định thời gian. Đêm đã về khuya, muôn thú, cây cỏ đều say ngủ chỉ còn tiếng suối với bài ca muôn thưở của núi rừng. Bác không so sánh tiếng suối như tiếng hát xa mà vì tiếng suối như tiếng hát xa của con người. Sự so sánh liên tưởng đó tạo cho người đọc cảm nhận được sự gần gũi thiên nhiên và con người biết bao nhiêu.
Đêm khuya, tưởng như cả núi rừng đang chìm trong giấc ngủ, nhưng không, lúc này cả đại ngàn đang tắm dưới ánh trăng.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Điệp từ “lồng” được dùng thật tinh tế, đã miêu tả hình ảnh ánh trăng dân cải, xen kẽ trong hoa lá, cây cỏ. Nó phác họa một khung cảnh sống động, có hồn. Ánh trăng như muốn ở lại mãi mãi cùng mặt đất cho cảnh vật luôn hài hòa, quấn quyết bên nhau, soi tỏ cảnh vật, những mảng màu sáng, tối đang xen hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo. Với nghệ thuật miêu tả phong phú và tinh tế, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, có tĩnh và động, Bác đã tạo nên một bức tranh đêm trong rừng thật tuyết đẹp, cuốn hút lòng người. Hai câu thơ này cho thấy một bức tranh đẹp vừa hùng vĩ, vừ thơ mộng làm sao.
Cảnh đêm trăng được so sánh và cảm nhận trực tiếp ở câu thơ thứ ba:
“Cảnh khuya như vẽ, chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong đôi mắt người nghệ sĩ của Bác, là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo bởi Người say mê thưởng thức vẻ đẹp của gian sơn gấm vóc. Điều đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tâm hồn phong phú của nhà thơ. Em như được đặt chân về nơi núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp. Em vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
Có phải Bác không ngủ được vì một đêm trăng đẹp không? Câu trả lời đã rõ ở cuối bài thơ:
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Điệp từ “chưa ngủ” xuất hiện ở cuối câu ba và nhắc lại đầu câu bốn, nhấn mạnh bức tranh cảnh khuya Việt Bắc được so sánh tinh tế như một bức tranh thủy mặc. Bức tranh ấy làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm mà chưa ngủ được. Nhưng lí do quan trọng trong lòng vị cha già dân tộc “chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho vân mệnh của đất nước, nhân dân ta, lo cho cuộc khánh chiến còn gian khổ phía trước. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một vị lãnh tụ cách mạng với dân với nước. Hai câu thơ cuối cho ta thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm với thiên nhiên và chất chiến sĩ kiên cường thể hiện tình yêu nước trong con người Bác. Tấm lòng của Người thật bao la và vĩ đại biết bao! Ước sao em có thể làm được gì đó để chia sẽ nỗi lo của Bác. Em muốn gửi lòng biết ơn sâu sắc tới vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Cảnh khuya là một bài thơ hay. Bài thơ đã thể hiện sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên và phong phú ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Em rất thích bài thơ này và em rất tự hào về Bác, một nhà thơ, nhà cách mạng vĩ đại,…của dân tộc. Giờ Bác đã đi xa, em hứa sẽ họ thật giỏi để góp phần sau này xây dựng đất nước tươi đẹp như Bác hằng mong.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK