Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giúp mk với mọi người Câu 1: Tìm trạng ngữ...

Giúp mk với mọi người Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì? a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển

Câu hỏi :

Giúp mk với mọi người Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các VD sau và cho biết trạng ngữ đã bổ sung cho câu ý nghĩa gì? a.Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được việc đọc sách b.Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. c.Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha d. Vì chuôm cho cá bén đăng Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò e. Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ g.Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu nổi h.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. i.Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh “chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu. Câu 2: Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào? a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng đội, về mẹ, về em. b.Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn thín như quả bưởi. Cho nó sạch c.Ông đến đểtìm sự ấm áp. Trong trái tim Câu 3: Biến đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ a.Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm d.Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà Câu 4: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống sau a…trời mưa tầm tã…trời lại nắng chang chang b…tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện c…họ chạy về phía có đám cháy d….em làm sai mất bài toán cuối Câu 5: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả đã trình bày dẫn chứng theo trình tự nào? Hãy nêu tác dụng của cách triển khai dẫn chứng theo trình tự đó? Câu 6: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Lời giải 1 :

a. Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được việc đọc sách.

-> Bổ sung cho ý nghĩa của việc đọc sách.

b. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về.

-> Bổ sung thêm chi tiết thời gian của sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

c. Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

-> Bổ sung thêm chi tiết nơi chốn, địa điểm của sự vật/sự việc/hiện tượng.

d. Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

-> Bổ sung lý do khiến sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

e. Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

-> Bổ sung thêm chi tiết thời gian của sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

g. Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu nổi.

-> Bổ sung thêm chi tiết thời gian của sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

h. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ.

-> Bổ sung lý do khiến sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

i. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

-> Tảng sáng: Bổ sung thêm chi tiết thời gian của sự vật/sự việc/hiện tượng xảy ra.

-> Ven rừng: Bổ sung thêm chi tiết nơi chốn, địa điểm của sự vật/sự việc/hiện tượng.

k. Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mâm Lí đương và đánh “chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.

-> Trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 

Câu 2:

a.Ngày còn ở chiến trường, anh viết khá nhiều. Những bài thơ chứa chan tình cảm. Về đồng đội, về mẹ, về em.

-> Tác dụng: Để nhắn mạnh đối tượng mà anh chiến sĩ đề cập tới trong những bài thơ.

b. Cái đầu Trạch Văn Đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn thín như quả bưởi. Cho nó sạch.

-> Tác dụng: Một lối riêng: Để nhấn mạnh sự cá tính của Trạch Văn Đoành.

Cho nó sạch: Nhấn mạnh tác dụng của cái đầu cạo nhẵn thín như quả bưởi của Trạch Văn Đoành.

c. Ông đến để tìm sự ấm áp. Trong trái tim.

-> Tác dụng: Nhấn mạnh nơi mà ông muốn nhận lại sự ấm áp. 

Câu 3:

a. Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần trong muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang.

-> Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng vào buổi sớm. Trong muôn ngàn tia nắng phản chiếu chói chang, những chiếc thuyền đánh cá nhòe dần.

b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh

-> Về khuya, không gian trở nên yên tĩnh.

c. Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm

-> Con đường này dẫn tới bở biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm.

d. Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà

-> Trời nhá nhem tối, những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà. 

Câu 4:

a. Lúc nãy trời mưa tầm tã. Bây giờ trời lại nắng chang chang.

b. Buổi sáng, tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện

c. Lúc đó, họ chạy về phía có đám cháy.

d. Trong bài kiểm tra toán sáng nay, em làm sai mất bài toán cuối.

Câu 5:

-> Dẫn chứng chọn lọc được trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay).

-> Tác dụng; Đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

Câu 6: 

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
  • Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

a. "Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ" -> TN chỉ mục đich.

b. "Mùa thu, mỗi độ thu về" -> TN chỉ thời gian.

c. "Dưới cầu, Bên cầu" -> TN chỉ nơi chốn.

d. "Vì chuôm, Vì chàng" -> TN chỉ nguyên nhân.

e. "Hồi nhỏ, Hồi chiến tranh" -> TN chỉ thời gian.

g. "Trưa, Chiều" -> TN chỉ thời gian.

h. "Vì muốn mẹ sống thật lâu" -> TN chỉ nguyên nhân.

i. - "Tảng sáng" -> TN chỉ thời gian. 

   - "Ven rừng" -> TN chỉ nơi chốn.

k. "Đánh "xoảng" một cái, đánh "chát" một cái" -> TN chỉ cách thức.

Câu 2: Tác dụng của những trạng ngữ được tách thành câu riêng là:

a. Để thể hiện cảm xúc.

b. Để chuyển ý.

c. Để nhấn mạnh ý.

Câu 3:

a) Trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm, những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.

b) Trong đêm khuya, không gian trở nên yên tĩnh.

c) Trên con đường dẫn tới bờ biển, buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm.

d) Vào lúc trời nhá nhem tối, những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà.

Câu 4:

a. Hôm qua trời mưa tầm tã, hôm nay trời lại nắng chang chang.

b. Sáng nay, tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện.

c. Từ khắp các ngả, họ chạy về phía có đám cháy.

d. Tiết kiểm tra sáng nay, em làm sai mất bài toán cuối.

Câu 5:

- Dẫn chứng được trình bày theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay).

- Tác dụng: Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, các dẫn chứng về lòng yêu nước thời nay lại được sắp xếp theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

Câu 6:

- Các dẫn chứng được đưa ra theo mô hình "từ… đến..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.

- Tác dụng: Tô đậm truyền thống yêu nước, làm cho bài chứng minh tinh thần yêu nước hợp lí mà thuyết phục cao.

Chúc e học tốt!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK