Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu.T
Xin ctlhn ạ ;-;
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình cảm bà cháu tha thiết sâu nặng đã được tác giả bộ lộ 1 cách xuất sắc. Trong dòng hồi tưởng của người cháu về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, hình ảnh bà hiện lên thật ấm áp, thân thương. Tình yêu thương của bà dành cho cháu được thể hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc bà chỉ dạy cho cháu cách nhận biết con gà mái mơ, con gà mái vàng với đặc điểm nhận dạng là màu lông hoa đốm trắng và màu vàng óng mượt như màu nắng. Yêu thương cháu, lo lắng cho diện mạo của cháu, bà còn nhắc nhở và mắng yêu những lần cháu xem trộm gà đẻ trứng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Đối với cháu, bà còn là người tần tảo, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh. Từ cách bà chăm chút đàn gà, cách tay bà khum soi trứng, rồi cả nỗi lo khi gió mùa đông tới khiến cho đàn gà toi..., tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương của bà dành cho đứa cháu nhỏ. Đó là sự chắt chiu từ trong nghèo khó để cháu có được niềm vui ngày Tết khi mặc bộ quần áo mới được bà mua cho từ tiền bán gà, bán trứng. Niềm vui ấy là niềm vui hồn nhiên của tuổi thơ cháu và là niềm hạnh phúc lớn lao của bà. Ngay cả mối lo của bà khi trời sương muối cũng bắt nguồn từ tình cảm yêu thương đứa cháu nhỏ của mình. Đó là mối thể hiện tình cảm giản dị, âm thầm mà bà luôn dành cho cháu. Bà chăm sóc đàn gà, bà nâng niu ổ trứng cũng là nâng niu niềm vui, niềm hạnh phúc của của đứa cháu nhỏ. Đàn gà của bà, ổ trứng của bà không chỉ nuôi cháu về mặt vật chất để cháu có miếng ăn ngon, có quần áo đẹp mà nó nuôi dưỡng cháu về mặt tình cảm và tâm hồn:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Bà đã dành cả cuộc đời mình để yêu thương, chăm sóc cháu bằng tình cảm và những việc làm giản dị, chân thành mà còn sâu sắc. Chính vì vậy, người cháu khi trưởng thành và đi xa vẫn nhớ đến bà, nhớ đến những kỉ niệm tuổi thơ bên bà với tất cả tình yêu thương, lòng biết ơn và kính trọng. Tình cảm đối với bà, những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà đã trở thành hành trang trong chiến đấu, tiếp thêm sức mạnh cho cháu trên bước đường hành quân:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Ở khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng điệp ngữ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân, mục đích và ý chí chiến đấu của người cháu. Từ tình yêu của bà , yêu những kỉ niệm bên bà khi trưởng thành, những tình cảm ấy đã lớn lên, mở rộng ra và trở thành tình yêu xóm làng , yêu quê hương, yêu đất nước. Bằng lời thơ giản dị, chân thành, ta thấy được ở người cháu là tình cảm yêu thương, kính trọng và lòng biết ơn đối với bà. Chính vì vậy, khi nghĩ về bà, người cháu nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà với đàn gà và ổ trứng hồng tuổi thơ.
Bài này cô mình cho ghi đảm bảo không chép mạng :>
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK