a) Có. Vì Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa
Và bài văn trên có đủ các yếu tố cần có để là văn nghị luận.
b) Ý kiến đề xuất của tác giả: cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Ý kiến đó được thể hiện trong các câu sau đây: đầu đề bài văn; “Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.
Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra các lí lẽ sau đây:
- Có thói quen tốt và thói quen xấu;
- Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa;
- Tạo được thói quen tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
Các dẫn chứng kèm theo:
- Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...
- Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, mất vệ sinh (gạt tàn thuốc ra nhà, vứt rác bừa bãi), ném cả mảnh thủy tinh vỡ ra đường làm người khác bị thương...
c) Bài văn nghị luận này nhằm giải quyết một vấn đề có thực trong xã hội: đó là vấn đề ăn ở mất vệ sinh, không có ý thức thu gom rác vào một chỗ làm ô uế môi trường sống.
Ta thấy vấn đề tác giả nêu ra là đúng đắn. Mỗi người đều phải suy nghĩ để bỏ thói quen xấu, tạo nên các thói quen tốt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK