Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Phần Trắc nghiệm: Em hãy đọc truyện “Buổi học cuối...

Phần Trắc nghiệm: Em hãy đọc truyện “Buổi học cuối cùng” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục) và chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây: Câu

Câu hỏi :

Phần Trắc nghiệm: Em hãy đọc truyện “Buổi học cuối cùng” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục) và chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây: Câu 1: Thầy Ha-men có thái độ như thế nào với Phrăng khi cậu đi học muộn? A. Mắng mỏ B. Dịu dàng C. Im lặng D. Giận dữ Câu 2: Thầy Ha-men có thái độ như thế nào khi Phrăng không học thuộc bài? A. Trách mắng Phrăng vì lười học C. Phân tích nguyên nhân và nhận lỗi về mình B. Cho Phrăng điểm kém D. Đổ lỗi cho cha mẹ Phrăng vì không nhắc con siêng học Câu 3: Khi nghe thầy Ha-men thông báo về việc quân Đức chiếm đóng và từ nay sẽ không được dạy, học tiếng Pháp nữa, thái độ của Phrăng như thế nào? A. Thấy thấm thía tình yêu quê hương C. Không hiểu hết tầm quan trọng của sự việc B. Bất ngờ, choáng váng D. Thấy căm thù bọn Đức chiếm đóng Câu 4. Thầy Ha-men đánh giá tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ như thế nào? A. Trong sáng và khoa học nhất C. Trong sáng, sâu sắc, tinh tế nhất B. Trong sáng, khúc triết, tuyệt vời nhất D. Hay nhất, trong sáng nhất và vững vàng nhất thế giới Câu 5. Giá trị nội dung của truyện là? A. Lên án chính phủ tư sản Pháp đã cắt nhượng đất đai của tổ quốc cho nước khác. B. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu. C. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc. D. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược. Câu 6. Yếu tố nào không phải là nét đặc sắc nghệ thuật của truyện? A. Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động. B. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện với nhiều sự kiện, biến cố bất ngờ, hấp dẫn. C. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình, tâm trạng với ngôn ngữ chân thành, xúc động. D. Nghệ thuật kể chuyện từ ngôi thứ nhất chân thực, sinh động. Phần Tự luận: Đọc và trả lời câu hỏi: (…) Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. (…) (…) Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi: - Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren … Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý. Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!” (…) (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, trang 50,51, NXB Giáo dục năm 2016) Câu 1. Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Của ai? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Thông qua lời kể của ai? Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” thấy trang phục của thầy Ha-men hôm nay có gì khác thường? Câu 3. Ghi lại câu nói của thầy Ha-men với học trò trong đoạn trích trên. Qua lời nói đó giúp em biết điều gì sắp đến với các trường vùng An-dát và Lo-ren? Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 – 8 câu để miêu tả hình ảnh thầy giáo Ha-men trong giờ dạy tiếng Pháp cuối cùng. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một phó từ và một câu văn có phép so sánh (gạch chân và chú thích rõ).

Lời giải 1 :

I

1. B

2. B

3. D

4. C

5. C

6. B

II

1. Đoạn trích trên có trong văn bản buổi học cuối cùng của tác giả Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô đê). Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất (tôi) Thông qua lời kể của Phrang.

2. Nhân vật "tôi" nhận ra thầy Ha-men khác thường vì thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

3. "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren … Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý." 

Điều sắp đến với các trường An-dát và Lo-ren là: Từ nay sẽ hoàn toàn mất đi tiếng nói dân tộc tinh tế và trong sáng. Cũng có thể là bọn giặc Đức sẽ chiếm lĩnh và hành hạ bọn trẻ.

4. Thầy giáo Ha-men hôm nay có điều gì đó khác thường, thầy mặc bộ áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu trông giống như một người đàn ông lịch lãm bước vào lễ đường, trông rất đẹp. Hôm nay khác với mọi hôm là vì "hôm nay là buổi học cuối cùng", vậy mà tôi cứ ngỡ, ngày nay là ngày trọng đại. Thầy đứng trên nép bản, giảng từng chữ từng chữ một cho chúng tôi nghe. Thấm thía biết bao tình cảm người thầy dành chho học trò của mình. Làm tôi cứ ngỗi xúc động mà bồi hồi...Ánh mắt thầy dịu dàng sương nhẹ, thoáng đạm, có ánh nắng vụt vào khe cửa, trông thầy càng dịu dàng hơn, thầy bây giờ trông như là một người bố, người cha đích thực của chúng tôi vậy...

* Câu đã so sánh (nói đúng hơn là chỗ dùng phép so sánh) +) trông giống như một người đàn ông lịch lãm bước vào lễ đường
+) trông như là một người bố, người cha đích thực

* Phó từ: rất đẹp 

                    ~Learning more and more good ~

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu1. B

Câu2. B

Câu3. D

Câu4. C

Câu5. C

Câu6. B

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK