Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã (phó từ ) thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó ( chỉ từ ), em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần cảm nhận: Trong truyện ngắn "Buổi học cuối cùng", em rất ấn tượng với nhân vật Phrang.
* Thân đoạn:
- Trước buổi học: Phrăng còn là một chú bé ham chơi, không chăm chỉ học tập. Vào buổi sáng hôm diễn ra buổi học Pháp văn cuối cùng, vì trễ giờ đến lớp nên chú có ý định bỏ buổi học để rong chơi ngoài đồng nội. Nhưng thật may là chú đã cưỡng lại được ý định đó và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Trên đường đến trường, chú bé cảm nhận được không khí khác lạ. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Trong buổi học: Không khí lớp học khác thường và trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy không giận dữ mà dịu dàng với Phrăng. Lớp học còn có thêm sự có mặt của cụ già Hô-de và nhiều người khác nữa. Thái độ của thầy Ha-men vừa ân cần, vừa tha thiết vừa đau xót khi nói về tiếng Pháp. Tất cả những điều đó đã tác động đến nhận thức và tình cảm của chú bé Phrăng. Phrăng ân hận và tiếc nuối vì trước đây đã lười biếng không chịu học tiếng Pháp. Chú bé ước có thể đọc được tiếng Pháp thật to, dõng dạc, không phạm một lỗi nào. Cậu cũng thấy xúc động, yêu mến và cảm phục người thầy giáo của mình. Từ chỗ ngại và sợ học tiếng Pháp, chú bé trở nên chăm chú, tự giác và kinh ngạc vì chính sự thay đổi đó ở mình. Phrăng còn cảm nhận được những điều thiết tha, hệ trọng trong lời căn dặn của thầy Ha-men. Rõ ràng, từ tình cảm cho đến nhận thức của chú bé Phrăng đã có một sự chuyển biến rõ rệt và sâu sắc.
* Kết đoạn: Em rất yêu quý cậu bé Phrang, từ câu chuyện của cậu bé, em thấy mình cần chăm chỉ học tập, biết yêu quý tiếng nói dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK