Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Giúp mk môn này với đc ko ? câu hỏi...

Giúp mk môn này với đc ko ? câu hỏi 491221 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mk môn này với đc ko ?

image

Lời giải 1 :

II Bài tập :
Dòng sông Năm Căn mênh mông,nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ,rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường thành vô tận.

Tác dụng: Phép so sánh giúp người đọc hình dung ra cảnh sông nước Năm Căn và khiến cho đoạn văn chợ nên gợi hình, gợi cảm và thêm sinh động, thêm phần hấp dẫn .
Bài 2 :
a) Từ bổi hổi, bồi hồi là từ láy toàn bộ.
b) Từ này có nghĩa là 'lòng dạ không yên' trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn.
c) Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời là lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.
=> Làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương, mong đợi của tác giả.
Bài 3 :
- Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:

+ “Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”

+ “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

+ “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."

+ "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

- Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.
Câu 4 : Em hỏi người khác làm mất thời gian lắm ạ !
Câu 5 : 
-Lanh chanh như hành không muối .

-Lừ đừ như ông từ vào đền .

- Lúng túng như gà mắc tóc

- Lăng xăng như thằng mất khố

- Lôi thôi như cá trôi xổ ruột

- rành rành như canh nấu hẹ

- Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ

- Nhào nhào như chào mào mổ đom

- Nhăng nhẳng như chó cắn ma


- Lừ đừ như ông từ vào đền

...
Câu 6 :
a) Phép so sánh này đã lượt bỏ phương diện so sánh.
b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ sau đây : tươi non,đáng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn .
Câu 7 :

1.trẻ em như búp măng non

2.dù ai ns ngã ns nghiêng

lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân

3.thân em như tấm lụa đào 

phất phơ giữa chợ,biết vào tay ai

4.anh em như thể tay chân 

lá lành đùm bọc,dở hay đỡ đần

5.thân em như trái bần trôi

gió dập sóng dồi,biết tấp vào đâu

6.đường vô xứ nghệ quanh quanh

non xanh nc biết như tranh họa đồ

7.em như trái ớt chín cây

càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

8.thiếp như con hạc đầu đình

muốn bay ko cất nổi mình mà bay

9.miệng cười như thể hoa ngâu

cái khăn đội đầu như thể hoa sen

10.qua cầu than thở với cầu

cầu bao nhiêu nhịp,em sầu bấy nhiêu
Câu 8 :
Ta đi tới , trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép , vững như đồng

Đội ngũ tơ trùng trùng diệp điệp

Cao như núi , dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

Những câu in đậm trên là những câu tác giả sử dụng biện pháp so sánh .Điều đó giúp nhân hóa chỉ hướng, sự hùng dũng của đoàn hành quân, và đặc biệt tác giả giữa các hình ảnh nhân hóa tác giả đều sử dụng dấu phẩy làm nhấn mạnh từng hình ảnh.Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.
Câu 9 :
Em thích câu thứ nhất vì nó có sử dụng biện pháp so sánh làm cho câu sinh động hơn .
Câu 10 :

a. đã so sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 caon chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.

b. từ láy loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh, thoăn thoắt

từ loắt choắt, thoăn thoắt thuộc loại từ láy bộ phận

từ xinh xinh, nghênh nghênh thuộc loại từ láy toàn bộ
Câu 11 :

Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: "Mẹ già như chuối ba hương. Như xôi nếp mật, như đường mía lau"
- ta có thể thấy rõ chuối ba hương : thứ đáng quý
- xôi nếp mật ,mía lau : thứ ngọt ngào nhất
=> Dựa vào đây làm tăng vẻ đẹp, nhân cách của mẹ
Chúc em học tốt ^^
( Mong Admin đừng Xóa )
Mỗi tay quá ik :<










Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK