Kết luận
Trước kia vấn đề niên đại và nguồn gốc truyền bá Hồi giáo vào Champa dù có hai hướng ý kiến và nhận định khác nhau. Nhưng có thể khẳng định, quan điểm xuất hiện sau này cho rằng Hồi giáo được du nhập vào Champa từ khoảng thế kỷ XV, đặc biệt XVII, thông qua con đường buôn bán, giao lưu với thế giới Mã Lai (Đông Nam Á hải đảo) là có căn cứ và cơ sở hơn cả.
Như vậy, có thể khẳng định, dù trong thời điểm khoảng thế kỷ X – XIII đã có sự xuất hiện của cộng đồng Hồi giáo từ bên ngoài đến thông thương và có thể truyền đạo với Champa nhưng dường như không hiệu quả. Hindu giáo và Phật giáo vẫn chiếm một vai trò chủ đạo trong vương quốc này.
Hồi giáo chỉ thật sự du nhập vào Champa trong giai đoạn thế kỷ XV – XVII, mà đó là kết quả của cuộc giao lưu và tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Champa và Mã Lai. Kết quả của quá trình đó là sự hình thành cộng đồng người Chăm Awal/Bani ở NinhThuận – BìnhThuận. Sau này, trên cơ sở cộng đồng này, mới xuất hiện của một cộng đồng Hồi giáo chính thống ở Nam Bộ. Đây là hai cộng đồng Hồi giáo duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
- Người theo đạo Hồi ở Việt Nam hầu hết là người dân tộc Chăm. Đạo Hồi dunhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ X – XIV bằng con đường hòa bình cùng với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và sự suy giảmdần của đạo Hinđu - tôn giáo chính thống của người Chăm. Hiện nay vấn đề thời điểm cụ thể Hồi giáo vào Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.- Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì khoảng từ thế kỷ X trở đi, vương quốc Chăm với sự phát triển khá mạnh về hàng hải nên đã có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa và buôn bán với người Indonesia và Malaysia là những nước đã có đạo Hồi lan rộng. Do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều dần suy yếu và niềm tin vào đạoHinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ được vào một bộ phận người Chăm. Vương quốc Chămpa (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) sau những cuộc giao tranh từ thế kỷ XI – XIII dần dần bị suy yếu. Về sau bị lấn át bởi cuộc Nam tiến của người Việt. Năm 1471, vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm Vigiaya (BìnhĐịnh) và vua Chămpa bỏ chạy. Năm 1693 chúa Nguyễn tiến đánh và bắt đượcvua Chăm và cho làm quan ở vùng Bình Thuận (lúc này vua Chăm chỉ còn trên danh nghĩa). Trong hai thời điểm này người Chăm bỏ chạy vào miền Nam (An Giang), chạy sang Campuchia (Công pông chàm) và sang Malaysia lập nên bang Ache. Đầu thế kỷ XX, theo thống kê của người Pháp, người Chăm ở Việt Nam có khoảng 30.000 người. Hiện nay người Chăm có khoảng 200.000 người trong đó ở miền Trung Việt Nam (Ninh thuận, Bình Thuận) là 50.000, miền Nam 50.000 (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang), Ở Campuchia (Côngpôngchàm) 50.000 và ở Malaysia 30.000 người. Phần lớn người Chăm ở miền Trung theo đạo Hinđu, chỉ có một ít theo đạo Hồi, người Chăm ở miền Nam gọi là Chăm Ixlam, theo Hồi giáo chính thống, không bị pha trộn với phong tục tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liênhệ với thế giới Hồi giáo qua Hồi giáo Campuchia và Malaysia.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK