Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 1. Kể tên các phương châm hội thoại trong tiếng...

1. Kể tên các phương châm hội thoại trong tiếng Việt. 2. Xác định các phương châm hội thoại liên quan đến những câu tục ngữ, thành ngữ sau: a. Lời nói chẳng mấ

Câu hỏi :

1. Kể tên các phương châm hội thoại trong tiếng Việt. 2. Xác định các phương châm hội thoại liên quan đến những câu tục ngữ, thành ngữ sau: a. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. b. Ông nói gà, bà nói vịt. c. Dây cà ra dây muống

Lời giải 1 :

1

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương cliâm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

2

a. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

⇒Phương châm lịch sự

b. Ông nói gà, bà nói vịt.

⇒Phương châm quan hệ

c,Dây cà ra dây muống

⇒ Phương châm chỉ cách thức

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

2.

a. Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

=> phương châm lịch sự

b. Ông nói gà, bà nói vịt.

=> phương châm cách thức

c. Dây cà ra dây muống

=> phương châm quan hệ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK