Cái này mik viết rồi chỉ cop lại nha ^^
Tháng năm nắng chói rợp trời
Rớt xuống những nhành phượng lửa
Chẳng biết tự bao giờ, loài hoa đỏ của tuổi học trò ấy đã để lại bao nỗi vấn vương không chỉ với riêng tôi mà với cả đám học trò.
Người ta lưu luyến phượng không phải như cách người ta yêu hoa hồng vì vẻ đài các, thơm tho, yêu hoa mai vì sự thanh tao, trong sáng. Người ta lưu luyến phượng vì đó là loài hoa có “linh hồn sắc sảo, mênh mông” – cái linh hồn của tuổi hoa, tuổi mộng, cả nỗi ngẩn ngơ nuối tiếc của cô cậu học trò khi bất chợt ngước mắt lên mà nhìn thấy màu lửa trong vòm lá xanh.
Nghĩ về tháng năm, mùa hè, nắng, và những tiếng ve râm ran trong vòm lá, người ta sao có thể quên được phượng. Cây phượng được trồng ở nhiều nơi phải chăng là bởi phượng là loài cho bóng mát. Thân cây sù sì nhưng tán lá lại xanh um, tròn xeo, vươn cao, tỏa ra nhiều phía. Đứng dưới tán lá xanh um ấy lòng người mới thấy mát rượi làm sao, như có ngọn gió xuân hây hẩy đâu đây.
Nhưng phượng được trồng nhiều nhất trong trường học. Trường tôi cũng có một cây phượng cuối gốc sân trường, dẫn lên hành lang dài hun hút. Lũ học trò chúng tôi mải mê học hành, sách bút có những lúc vô tình quên đi sự hiện diện của bác phượng già. Mặc dù ngày nào chúng tôi cũng tranh thủ chạy ào ra đó vào mỗi giờ chơi để trêu đùa, chạy nhảy. Và rồi mùa hè đến trong đời không báo động, chúng tôi chỉ chợt giật mình nhận ra bước chân vội vã của thời gian khi phượng đã tô thắm cả một khoảng trời. Hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn con bướm thắm, xôn xao trên cành mỗi khi có cơn gió mùa hạ thổi tới. Sắc phượng càng thắm hơn mỗi độ như hòa cùng màu lửa của ánh nắng ngày hè.
Tôi yêu phượng vì nó khiến tôi thấy những năm tháng học trò có ý nghĩa hơn. Vì màu hoa ấy nhắc tôi thêm trân trọng những giờ phút bên thầy cô, bè bạn. Vì những cánh thắm phượng rơi nhắc tôi nhớ về trò chơi con trẻ. Ngày xa mất rồi, chưa lâu lắm, tôi và đứa bạn thân chia tay những năm tháng Tiểu học bên nhau bằng món quà là những bông hoa phượng rơi xuống được chúng tôi nhặt lên, cẩn thận ép lại vào trang lưu bút. Từng cánh, từng nhụy vẫn tươi như màu mực bạn viết cho tôi. Giờ lên lớp 7 mỗi đứa một trường, thỉnh thoảng mới được nói chuyện với nhau qua điện thoại nhưng cánh bướm phượng nép mình trong trang vở vẫn nhắc chúng tôi về một ngày không xa chúng tôi sẽ được đoàn tụ ở ngôi trường cấp 3 Chuyên Sư phạm – nơi phượng được trồng thành hàng, xanh um lối đi.
Tôi yêu phượng vì màu xanh của những tàng lá nhắc về những con đường tôi đã từng đặt chân qua với người thân để thêm yêu gia đình, thêm quý mỗi vùng miền Tổ quốc. Mỗi con đường tôi đã qua đều xanh lá, hiền hòa như nụ cười của mẹ, mênh mang như tấm lòng cha. Tôi nhớ có một nhạc sĩ đã từng viết về phượng với một nỗi niềm đau đáu
“Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau”
Nỗi niềm đó là tình yêu dành cho Huế, cho một bóng dáng nữ sinh Đồng Khánh bước nhẹ qua đường phượng bay vào mỗi sớm, mỗi chiều; là nỗi nhớ về một “tiếng gà trưa gáy khan bên đồi”, nhớ “một thành xưa son uể oải”. Người ta yêu phượng bởi phượng gắn với một hình bóng nào đó cũng như tôi – cậu học trò yêu phượng vì phượng gắn với những gì thân quen đã, đang và sẽ ở bên tôi.
Nghĩ về loài cây học trò, tôi lại thương cái bóng cô đơn của bác phượng già trường tôi sau mỗi lần bế giảng. Học trò về hết, cái trống lặng im trên giá, trường lớp, bảng đen, phấn trắng ngủ im lìm chỉ có phượng vẫn một mình kiêu hãnh thức đỏ cả một khoảng trời. Mỗi lần có việc gì cùng mẹ đi ngang qua trường, ánh mắt tôi lại hướng về khoảng trời mênh mang sắc đỏ ấy mà như thấy có một nỗi nhớ âm thầm. Khoảnh khắc ấy khiến tôi thêm thấu hiểu vì sao đôi mắt của các anh chị cuối cấp khi ra trường lại có thêm những giọt nước sáng trong.
Chắc hẳn có nhiều người giống như tôi, nghĩ về phượng là nghĩ đến những điều gắn bó, nghĩ về màu hoa thắm như tình cảm chẳng bao giờ phai nhạt với thầy cô, bè bạn và không khỏi chênh vênh một nỗi buồn khó tả. Phượng ơi!
Nếu hoa đào, hoa mai tượng trưng cho mùa xuân ấm áp thì hoa phượng lại tượng trưng cho một mùa hè sôi động. Điều đặc biệt hơn cả là loài hoa này gắn liền với tuổi học sinh, với những ngày cắp sách đến trường của các cô cậu học trò. Đây là loài hoa gợi nhắc về những kỉ niệm thuở hồn nhiên, ngây dại trong mỗi chúng ta.
Phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây có nguồn gốc từ Madagascar. Là cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng quen thuộc ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học và các công trình. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm.
Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.Phượng có chiều cao trung bình từ 2m trở lên. Có nhiều cây cổ thụ cao hơn cả nóc nhà. Khác với cây bàng, thân phượng không to và sần sùi. Thân cây chỉ cần một vòng tay ôm cũng bao trọn. Vỏ cây màu nâu ngả sang màu xanh rêu, không có những u bướu như cây bàng. Rễ cây lớn nổi gồ ghề trên mặt đất, đâm sâu xuống lòng đất hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn ngoèo.
Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm.
Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch.
Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc.
Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi.
Những bông hoa của tôi còn được các bạn hái để ép thành những con bướm vào những trang nhật kí, trang sách; nhị của bông hoa các bạn hái để chơi những trò chơi ngộ nghĩnh như “đá gà”; tán lá giúp che nắng, che mưa cho các cô cậu học trò vào những ngày hè oi bức hay những ngày mưa tầm tã; thân cây chúng tôi để các bạn khắc lên những dấu ấn kỉ niệm thân thương theo năm tháng; quả của chúng còn được một số bạn nam tinh nghịch hái để chơi đánh kiếm.
Và khi chúng tôi đã nở rộ thì có lẽ cũng đã đến thời điểm các bạn phải xa lìa nhau. Ôi, mới nghĩ đến thôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng rồi. Năm nào cũng vậy, tuy đã quen nhưng tôi vẫn không thể nào tránh được cảm giác xao xuyến khi thấy các bạn chia tay.
Các bạn cùng tặng nhau những món quà lưu niệm nho nhỏ, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và những lời chia tay thấm đẫm những nỗi buồn của các cô cậu học sinh, như không muốn xa lìa.
Tuy vậy, đến đầu tháng năm, thời kì chúng tôi ra hoa đẹp nhất, tôi lại được chứng kiến các cô cậu học trò gác qua những nỗi buồn và lục đục cho những ngày hè sôi động đang đón chờ khiến tôi cũng phấn khởi theo.
Ngoài ra, trong đời sống con người sao có thể thiếu tôi được chứ: quả khô dùng để làm củi này, gỗ được dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, vỏ và rễ còn dùng để làm thuốc để chữa một số bệnh, và còn vô vàn những lợi ích khác.
Ở Việt Nam, vào những dịp hè về, nếu có dịp ghé qua Hải Phòng, các bạn sẽ thấy một thành phố mang mác đầy những sắc đỏ của hơn 9000 những người anh em tôi được gieo rải khắp thành phố. Hay mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ để mọi người cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng?
Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi mùa phượng nở.
Có lẽ chúng tôi sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Dưới các mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là chúng tôi cũng đã lần lượt chứng kiến lũ học trò đang dần trưởng thành và rời xa những mái trường. Chúng tôi khắc ghi lại bao nhiêu dấu ấn kỉ niệm buồn vui học trò, từ những ngày tháng vui đùa bên nhau cho đến khi xa lìa.
Cũng hạnh phúc lắm chứ. Có lẽ vì thế mà biết bao người, từ châu Âu đến châu Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu chuyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho chúng tôi, ví dụ như bản “Poinciana”, và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong “Sớm Nở Phượng Yêu”.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK