Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?
Bài làm :
Câu $1$ :
-Bài thơ : "Tiếng gà trưa".
-Tác giả : Xuân Quỳnh.
Câu $2$ :
-Hoàn cảnh ra đời : Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Câu $3$ :
-Biện pháp tu từ:
$+)$ Điệp ngữ từ "vì".
$+)$ Liệt kê : "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"
-Tác dụng :
Trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, khổ thơ cuối đã sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê. Khổ thơ điệp từ "vì" và liệt kê ra những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ" nhằm để thể hiện nhiệm vụ cao cả của người chiến sĩ cách mạng đang đi trên đường, chiến đấu vì lòng yêu Tổ Quốc, vì quê hương, vì những người thân yêu của mình và cả tuổi thơ đẹp đẽ. Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy còn thể hiện được cả tình yêu quê hương, đất nước của người lính trẻ tuổi này.
Câu $4$ :
Tình yêu tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối của bài "Tiếng gà trưa" hòa quyện, gắn liền, xuất phát từ tình cảm gia đình, hay nói cách khác, tình cảm gia đình làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương, đất nước.
$#Mei UwU$
$#NO COPY$
`\color{cyan}{\text{@Độ Tộc Real}}`
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Khổ thơ trên trích trong tác phẩm "Tiếng gà trưa". Của tác giả Xuân Quỳnh.
Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?
Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Điệp lại từ "vì" tác dụng: nhằm nhấn mạnh nguyên nhân người cháu đi chiến đấu. Không phải vì nguyên nhân nào sâu xa, to lớn mà là vì quê hương thân thuộc nới có người bà kính yêu và tiếng gà cục tác bên ổ trứng hồng tuổi thơ. Từ đó giúp ta thêm hiểu được rằng tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp.
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa" thực là một bài thơ hay.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK