Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 viết văn bài ca dao than thân số 6 lớp...

viết văn bài ca dao than thân số 6 lớp 10 ( các bạn giúp mình với :< ) câu hỏi 76206 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết văn bài ca dao than thân số 6 lớp 10 ( các bạn giúp mình với :

Lời giải 1 :

Em tham khảo dàn ý sau nhé:

MB:

- Giới thiệu bài ca dao

TB:

- Hai câu đầu:

+"muối" và "gừng": là những thứ vô cùng quen thuộc, bình dị, dân dã trong đời sống người lao động nghèo. 

=> Nói đến tình nghĩa một cách kín đáo, giản dị, chân thực, sâu sắc

=> Mong muốn tình nghĩa cũng lâu bề, bền chặt như vị mặn của muối, vị cay của gừng

- Hai câu sau:

 + Tình nghĩa thủy chung, bền chặt của con người, dẫu qua bao thách thức của thời gian thì tình yêu vẫn nồng đượm, thiết tha.

 + Tình nghĩa hai ta cao hơn núi, rộng hơn sông, mênh mông hơn sóng biển, bởi vậy mà dẫu thời gian có trôi, dẫu có khó khăn cách trở cũng không làm lung lay mối tình trọn vẹn thủy chung

KB:

- Nêu cảm nghĩ

 

Bài viết tham khảo:

      Trong kho tàng cao dao, tục ngữ có rất nhiều bài ca dao hay, giàu ý nghĩa về truyền thống yêu thương, thủy chung, giàu tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bài ca dao sau là bài ca dao tiêu biểu cho tình cảm tốt đẹp đó:

          "Muối ba năm muối đang còn mặn

           Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

      Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mớ

       Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

                 Nó kêu người ở trong làng,

                             Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

       Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

                    Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

                       Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

      Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa củng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

      Hai tiếng “đôi ta" thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.

 

       Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.



Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK