Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?
Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1 một
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, công nghệ đã và đang chi phối đời thực của con người rất nhiều dẫn đến mọi người ít quan tâm đến nhau. Không khó để nhận ra điều đó. Thử đến các quán ăn, quán cà phê. Dù ngồi cả nhóm 6, 7 thành viên nhưng mỗi người dán mắt vào điện thoại của riêng mình, làm chuyện riêng, chứ ít giao tiếp với nhau.
Không ít bạn trẻ cũng đưa ra những câu chuyện về sự phụ thuộc của con người vào công nghệ, để rồi khiến cuộc sống thay đổi hoàn toàn. Và theo đó, sự quan tâm dành cho nhau ngày càng ít đi. Không chỉ những mối quan hệ bạn bè cũng "nhạt" dần bởi bị phụ thuộc vào công nghệ, nhiều bạn trẻ còn đưa ra những câu chuyện của gia đình để minh chứng rằng mối quan hệ bố mẹ và con cái, những người thân trong gia đình... cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, mọi người ít quan tâm đến nhau hơn.
Trong nhiều bữa tiệc, nhiều người không cần nói chuyện hay mời người bên cạnh dùng món, hay nhận xét món ăn... mà chỉ lo lấy điện thoại, máy ảnh ra chụp món ăn. Sau đó khoe lên mạng xã hội, tiếp tục đắm chìm vào những lời bình luận. Nhiều học sinh cũng than vãn rằng đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Dù ở cùng nhà nhưng ít khi được gặp bố mẹ, ít khi được tâm sự, trò chuyện, chỉ vì lý do: "Bố lo chăm chú vào điện thoại, lướt mạng", "Mẹ lo tán gẫu với bạn bè, đồng nghiệp". Và những điều đó đã khiến nhiều bạn trẻ đồng tình, rằng thời đại công nghệ, con người ngày càng ít quan tâm đến nhau.
Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn trẻ cho rằng đây là nhận định sai lầm. Bởi lẽ những câu chuyện sống vì cộng đồng, giúp đỡ người khác... vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống. Rất nhiều người trẻ, tận dụng trang cá nhân thu hút nhiều người theo dõi trên mạng xã hội để kêu gọi, vận động giúp đỡ các mảnh đời khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, có vô số CLB, đội, nhóm tình nguyện, thường xuyên đến các vùng miền trên Tổ quốc để làm thiện nguyện, dù nơi đó có xa xôi, hẻo lánh. Vẫn còn đó những câu chuyện đầy tình người.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người đã vô tình bị công nghệ chi phối, bị phụ thuộc vào công nghệ, nên khiến không ít bạn nhận định cho rằng thời đại công nghệ, con người ngày càng ít quan tâm đến nhau. Tuy nhiên, thực tế thì những sự quan tâm giữa người với người, cả những người thân thiết hay người lạ vẫn còn đó, không phải ít quan tâm hơn mà có thể nhiều hơn. Vấn đề là, mỗi người cần biết cách thoát khỏi sự "nô lệ" đối với công nghệ. Chỉ cần kiểm soát bản thân để không bị lệ thuộc vào công nghệ thì chắc chắn sự quan tâm dành cho nhau vẫn tồn tại, vẫn tiếp diễn và ngày càng nhiều hơn.
Khi ăn những bữa cơm gia đình, bố mẹ và con cái nên trò chuyện cùng nhau, hỏi han nhau sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng, chứ đừng vừa ăn vừa bấm điện thoại nữa. Hay cùng bạn đi cà phê, đừng "mỗi người mỗi máy" làm việc riêng, mà hãy tận dụng để trao đổi, tâm sự cùng nhau... Có như vậy thì dù công nghệ có phát triển đến mấy cũng không khiến sự quan tâm dành cho nhau ít đi.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK