“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”.
Dịch thơ:
“Múa giáo non sông trải mấy thu”.
"Hoành sóc" là “cầm ngang ngon giáo”, là hành động để trấn giữ, bảo vệ non sông, là nhiệm vụ nhưng cũng là hoài bão của biết bao tráng sĩ đời Trần, trong đó có cả Phạm Ngũ Lão. Hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang, hùng dũng và vững chãi, luôn sẵn sàng bảo vệ non sông được làm nổi bật hơn trong một không gian rộng lớn được đo bằng chiều dài của sông núi, đất nước. “Mấy thu” là mấy mùa hay mấy năm đã trôi qua, một hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng chỉ thời gian dài lâu sánh cùng không gian rộng lớn. Hình ảnh người anh hùng thời đại càng được tô đậm, gây ấn tượng mạnh trong tâm trí người đọc với vẻ đẹp sánh ngang cùng núi sông, mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, cao đẹp.
Nếu câu thơ thứ nhất làm nổi bật hình ảnh đẹp đẽ người tráng sĩ thì câu thơ thứ hai lại gợi đến hình ảnh “ba quân”. Phải chăng, đó không còn là hình ảnh của một người, một cá nhân mà là hình ảnh chung cho cả một thế hệ, một thời đại, một dân tộc:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.
Dịch thơ:
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Dù hiểu theo cách nào chúng ta cũng nhận thấy một điểm chung đó là sức mạnh hùng dung, oai phong riêng có của quân dân thời Trần, sức mạnh làm nên hào khí Đông A vang dội trong lịch sử. “Khí thôn ngưu” chỉ cách nói ấy, hình ảnh ấy mới làm nổi bật được cả một đội quân võ biền mà là sức mạnh của cả trí và lực, của cả tinh thần sục sôi, yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Phải chăng vì thế, đội quân ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng, để lại những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK