Để có được thái độ an nhiên, bình thản với mọi được – mất, khen – chê ở đời như Nguyễn Công Trứ đâu phải dễ. Chúng ta vẫn luôn bận lòng với lời khen, tiếng chê ở đời. Khen, chê đôi khi là động lực để ta hoàn thiện mình. Khen, chê đôi khi là “thuốc thử” để ta biết thật – giả của lòng người. Khuyên con người cần tỉnh táo trước lời khen, chê ấy, Tuân Tử nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Ta cần phải hiểu câu nói trên như thế nào? “Chê phải” là chê đúng, chính xác những hạn chế, khuyết điểm, sai lầm trên tinh thần thiện chí vì sự tiến bộ. “Khen phải” là đánh giá đúng trên cơ sở phát hiện chính xác điểm tốt, sự tiến bộ mà ta có được. Kẻ vuốt ve nịnh bợ là tỏ vẻ quan tâm, thông cảm hoặc khen ngợi thái quá bằng thái độ giả dối cốt lấy lòng, lôi kéo, mua chuộc để cầu lợi. Ý nghĩa của câu nói: chúng ta cần coi trọng người giúp ta nhận ra sai sót, khuyết điểm, trân trọng những người phát hiện ra những điểm tốt, thể mạnh của ta và cần đề cao cảnh giác với những kẻ tìm cách lôi kéo, mua chuộc lấy lòng vì mục đích không rõ ràng. Vậy thì theo Tuân Tử: Vì sao người chê ta mà chê phải là thầy của ta? Bởi vì người dám chê ta là người trung thực thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục, bởi khi ta có nhược điểm, khuyết điểm, lỗi lầm mà được người khác chỉ ra mới đáng quý. Họ dám mạnh dạn đưa ra những lời chê đúng đắn mà không sợ người nghe mất lòng vì mục đích của họ là xây dựng chứ không phải là phủ nhận. Họ có nhận thức, không vụ lợi, mà có thiện cảm với ta, họ muốn ta tiến bộ. Những người như thế đáng là thầy ta, đáng được ta trân trọng, cảm phục. Vì sao “người khen ta mà khen phải là bạn ta?” Bởi chỉ có thể “khen phải” khi những điều tốt đẹp, sự cố gắng nỗ lực, điểm tiến bộ, thành công kia… là có thật. Chỉ có thể “khen phải” nếu lời khen kia xuất phát từ một thái độ đúng, trân trọng những giá trị thực và cách đánh giá đúng xuất phát từ những tiêu chuẩn chuẩn mực. Những lời khen phải và khen đúng lúc có ý nghĩa động viên kịp thời và hữu hiệu. Đó chính là động lực tinh thần thôi thúc ta cố gắng hơn, làm việc có hiệu quả hơn. Những người như thế chính là bạn ta. Tuy nhiên, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta lại chính là kẻ thù của ta. Hơn cả sự lầm tưởng, người được vuốt ve nịnh bợ còn dễ có những ảo tưởng về bản thân và về mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và người vuốt ve nịnh bợ kia nhưng thực chất, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Trong sử sách nước ta có nhiều tấm gương trung thực như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn… một lòng vì dân vì nước, dám khen điều phải, chê điều trái của các quan đại thần trong triều và kể cả vua chúa mà không sợ nguy hiểm đến sự nghiệp và tính mạng. Những người như thế xứng đáng là bậc chính nhân quân tử, rất đáng tin cậy. Câu nói của Tuân Tử cách đây đã hàng ngàn năm nhưng ý nghĩa giáo dục cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đáng để cho hậu thế chúng ta suy ngẫm và học tập. Điều cốt yếu mà Tuân Tử muốn truyền đạt là làm người thì phải có tính tự chủ cao, có lập trường vững vàng và trí tuệ sáng suốt để xác định được hướng đi và mục đích đúng đắn cho cuộc đời mình.
#Nhimato
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK