Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phân tích bài thơ Tỏ lòng câu hỏi 3401960 -...

Phân tích bài thơ Tỏ lòng câu hỏi 3401960 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Lời giải 1 :

. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

- Luận điểm 1: Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần

+ Hình tượng trang nam nhi nhà Trần

+ Sức mạnh của quân đội nhà Trần

- Luận điểm 2: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

+ Quan niệm về công danh và khát vọng của tác giả

+ Nỗi thẹn hết sức cao cả của một nhân cách lớn.

3. LẬP DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỎ LÒNG CHI TIẾT

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Phạm Ngũ Lão

+ Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là danh tướng văn võ toàn tài thời nhà Trần đã để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài  Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

- Giới thiệu khái quát bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

+ Bài thơ được viết bằng chữ Hán, không rõ thời điểm sáng tác, nội dung thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ không rõ thời điểm sáng tác, có ý kiến cho rằng có thể bài thơ được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 (1285).

- Giá trị nội dung: Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.

Luận điểm 1: Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

- Hình tượng trang nam nhi nhà Trần:

+ Hành động: hoành sóc - cầm ngang ngọn giáo

-> Tư thế hiên ngang, hùng dũng, oai nghiêm, mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lập nên những chiến công vang dội.

+ Không gian kì vĩ: giang sơn - non sông

-> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc.

=> Tầm vóc những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

-> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân - quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

+ “tì hổ”, khí thôn ngưu”:

  • “tì hổ” – hổ báo: Tì là loài thú lai giống cọp và beo, hổ là cọp, "tì hổ" chỉ loài mãnh thú chốn rừng sâu dũng mãnh. -> So sánh thể hiện sự dũng mãnh của quân đội nhà Trần.
  • “Khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn -> Ngụ ý quân đội nhà Trần bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng.

-> Lời thơ ước lệ, hào tráng, hình ảnh kì vĩ, toát lên khí thế ngất trời của quân đội đời Trần qua ba lần chiến thắng bọn xâm lược Mông Nguyên.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

* Luận điểm 2: Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

- Quan niệm về công danh và khát vọng:

+ Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

  • Nó gồm hai phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
  • Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

- Nỗi thẹn của tác giả:

+ Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

  • Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
  • Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

-> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn - một con người “cắt ngang ngọn giáo”, xông ra giữa trận tiền chống giặc suốt mấy thu rồi không nhớ nữa. Thế mà vẫn nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với non sông, đất nước; vẫn thấy “thẹn” khi nghĩ mình công danh vẫn chưa bằng được Vũ Hầu.

=> Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông

+ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

- Sử dụng điển cố, các hình ảnh ước lệ

- Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết kết hợp với biểu cảm

- Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo

- Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc.

c) Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Đánh giá, cảm nhận của em về bài thơ.

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÂN TÍCH BÀI THƠ TỎ LÒNG

5. KIẾN THỨC MỞ RỘNG

- Ý nghĩa nhan đề bài thơ:

+ Thuật hoài, theo từ điển Từ Hải, thuật là “bày ra, bày tỏ”, hoài, có rất nhiều nghĩa như “nhớ nhung, lo nghĩ, buồn thương, ôm ấp…”.

+ "Thuật hoài” (thuật: kể lại, bày tỏ; hoài: nỗi lòng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả – một dũng tướng tuổi trẻ tài cao.

- Về ý nghĩa của câu thơ cuối trong bài thơ, “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Hổ thẹn khi nghe nhân gian nói về chuyện ông Vũ Hầu), các soạn giả cho rằng đây “thực chất là một lời thề suốt đời tận tụy với chủ tướng Trần Hưng Đạo...”, “có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng , hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu…”.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 4: Cảm nhận…. Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tâng lớp bình dân song chí lớn n ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vướng Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuối lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiên hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó: Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyển rộng rãä vì nó bày tò khát vọng mãnh liệt của tuổi trè trong xã hội phong kiển đương thời: làm trai phải trà cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tường trung Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 - 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mây lần quét sạch quân xâm lược Mông - Nguyên hung tàn ra khòi bo cöi, giữ vững sơn hà xä tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt. Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại ấy nên ông sóm thẩm nhuẩn lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và nhất là lí tưởng sống của đạo Nho là trung quân, ái quốc. Ông ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước: Quốc gia hưng vong, thât phu hữu trách. Bài thơ Thuật hoài (Tò lòng) được làm bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái. Hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp gân guốc, lẫm liệt, tràn đây sức sống của những trang nam nhi - chiển binh quà càm đang xà thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời ấy. Hoành sóc giang sơn kháp ki thu (Dich nghĩa: câm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mây thu); dịch thơ: Múa giáo non sông trải mây thu. So vői nguyên văn chữ Hán thì cầu thơ dịch chưa lột tả được hết chất oại phong, kiêu hùng trong tư thể của người lính đang chiên đầu bào vệ Tô quốc. Hoành sốc là câm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thể tân công düng mẫnh, áp đào quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang son đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang son kháp kì thu). Có thể nói đây là hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kè thù nào khuất phục được. Từ hình tượng ây, ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước ngời tòa sáng. Câu thơ thứ hai: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Dich nghĩa: khí thể của ba quân mạnh như hỗ báo, át cả sao Ngưu trên trời). Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu, đặc tả khí thế chiến đầu và chiến thẳng không gì ngăn càn nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng đế tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tâm vũ trụ. Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bôn chữ ngằn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người linh quà càm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần. Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngű Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trè. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đâng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh áy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đoi mình cho vua, cho nước. Như bao kè sĩ cùng thời, Phạm Ngű Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phài có danh gì với núi sông (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ). Bởi thế cho nên khi chưa trà hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn: "Nam nhi vị liều công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Công danh nam từ còn vưong nợ Luông thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bi thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khồng Minh đã lập được công lớn, nhiềểu phen làm cho đôi phưdng khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu. Ly gương sáng trong lich sừ cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phẩn đầu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phài có ở một đẩng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vướng Trần Quộc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha noi làn tến müi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhẳm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bồ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngü Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là ng công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trà hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thòa. Cách nghĩ, cách sông của Phạm Ngű Lão rất tích cực, tiền bộ. ông muôn sông xứng đáng với thời đại anh hùng. Hai câu thơ sau âm hưởng khác hằn hai câu thở trước. Càm xúc hào sảng ban đầu dân chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết. Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhung lại có một trái tim nhạy càm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thd trữ tình bày tò được hùng tânm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đổi với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK